Vệt sáng kỳ lạ xuất hiện trên bầu trời California gây xôn xao

Ngày 29/07/2016 00:08 AM (GMT+7)

Vào hôm thứ tư (27/7), một vệt sáng dài đã xuất hiện trên bầu trời Utah (một tiểu bang miền tây của Mỹ) và California. Hiện tượng này đã thu hút sự chú ý của rất nhiều người.

Sau khi tận mắt nhìn thấy vệt sáng kỳ lạ đó, mọi người đều vô cùng ngạc nhiên. Nhiều người đã đăng lên mạng xã hội những bức ảnh hoặc các đoạn video ngắn mà mình quay lại được. Họ thắc mắc không biết vệt sáng đó là cái gì, có phải đó là một thiên thạch? một tên lửa? một ngôi sao băng? hoặc bằng chứng về sự sống ngoài trái đất?

Vệt sáng kỳ lạ xuất hiện trên bầu trời California gây xôn xao - 1

Vệt sáng dài xuất hiện bất ngờ trên bầu trời Utah và California

Ian Norman, một nhiếp ảnh gia đã có cơ hội nhìn thấy vệt sáng đó trên sườn núi Sierra ở California, cho biết: “Chúng tôi đã thấy những quả cầu lửa vô lý nhất trên bầu trời”. Theo đoạn video mà Ian quay lại được thì có đến hai vệt sáng vọt qua bầu trời.

Vệt sáng kỳ lạ xuất hiện trên bầu trời California gây xôn xao - 2

Ian Norman, một nhiếp ảnh gia đã có cơ hội nhìn thấy vệt sáng đó trên sườn núi Sierra ở California

Tuy nhiên, một nhà thiên văn học tại Trung tâm Harvard-Smithsonian, Jonathan McDowell, đã nhận định rằng vệt sáng đó thực chất là từ một quả tên lửa của Trung Quốc có tên gọi là Chang Zheng 7. Tên lửa này đã được phóng vào ngày 25/6.

Lí giải về kết luận này, ông Jonathan McDowell cho biết: “Tôi đã quan sát, sau đó tính toán đường đi của nó và nhận thấy rằng Chang Zheng 7 đã đi qua bầu trời Utah vào thời điểm mà mọi người nhìn thấy vệt sáng đó”. Suy đoán này của ông Jonathan McDowell đã nhận được nhiều sự quan tâm chú ý của mọi người.

Vệt sáng kỳ lạ xuất hiện trên bầu trời California gây xôn xao - 3

Jonathan McDowell cho rằng vệt sáng đó thực chất là từ một quả tên lửa của Trung Quốc có tên gọi là Chang Zheng 7. Tên lửa này đã được phóng vào ngày 25/6.

Nhiều người cảm thấy khá buồn vì họ không có cơ hội được chứng kiến những hiện tượng kỳ thú như vậy. Và tin mừng là, vào đêm thứ năm và thứ sáu, ở khu vực Bắc Mỹ, mọi người sẽ có cơ hội được ngắm nhìn cơn mưa sao băng.

Nhật Linh (cnn)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thời sự