Chữa khỏi một ca hiếm gặp ở nữ giới, bác sĩ mừng hơn bệnh nhân

Ngày 03/03/2015 14:42 PM (GMT+7)

Lần đầu tiên gặp một ca bệnh lạ, các bác sĩ đã có những giây phút hồi hộp, lo lắng không biết xử lý như thế nào.

Đây là một ca bệnh đặc biệt, một nữ bệnh nhân gần 60 tuổi được con gái đưa đi khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. 

Khi vào phòng khám, bác sĩ Nguyễn Đình Liên chưa hỏi gì thì bệnh nhân đã than vãn: Tôi cứ đau vùng bẹn trái, đặc biệt là khi đứng lâu, ngồi nhiều. 20 năm nay tôi đi hầu hết các bệnh viện rồi mà chưa ra bệnh, lúc đỡ lúc không đỡ, tốn kém tiền thuốc thang hàng trăm triệu đồng, giờ già rồi mà vẫn phải phiền hà con cái vì chứng bệnh lạ”. 

Điều khổ tâm nhất là hơn hai mươi năm nay người phụ nữ này không làm tròn trách nhiệm của người vợ. Bà không quan hệ vợ chồng được vì chứng bệnh này. 

Nói đến việc này, giọng người phụ nữ như chực khóc, mắt đã rơm rớm nước và như chỉ một vài câu nữa thôi, bà sẽ bưng mặt khóc như đứa trẻ muốn bắt đền bác sĩ vì bệnh lạ mà chữa không ra.

Chữa khỏi một ca hiếm gặp ở nữ giới, bác sĩ mừng hơn bệnh nhân - 1

Một ca phẫu thuật điều trị thoát vị môi lớn tại BV

Khi bác sĩ mời bệnh nhân lên giường khám bệnh, khám bụng, bệnh nhân vội vàng ngồi thụp xuống và nói: “Bác sĩ để tôi ngồi xuống mới thấy rõ được”. Nói rồi, người phụ nữ đó ngồi thụp xuống. Lúc này bác sĩ mới thấy có sự bất thường ở bộ phận sinh dục.

Lúc này, bác sĩ nghi ngờ không phải u cục vì nó mềm mềm như búi giun vậy... Cũng không biết chính xác bệnh gì vì xưa nay chưa từng gặp... Sau khi cho bệnh nhân đi siêu âm, BS Liên gọi trực tiếp cho một đồng nghiệp chuyên chẩn đoán hình ảnh để cùng nhau hội chẩn.

Khi có kết quả chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ kết luận giãn búi tĩnh mạch môi lớn trái như giãn tĩnh mạch tinh ở nam giới. Tuy nhiên, bác sĩ Liên cho biết ở nữ giới rất hiếm còn nam giới lại gặp thường xuyên. 

Ở nam giới chỉ cần phẫu thuật cho bệnh nhân nhưng với nữ giới các bác sĩ chưa gặp bao giờ. Điều trị như thế nào? Mổ thắt tĩnh mạch giãn theo kiểu nút mạch hay tiêm xơ?

Sau khi hội chẩn với các đồng nghiệp, bác sĩ Liên đã chỉ định tiêm xơ nếu thất bại thì sẽ mổ. Chiều hôm đó, bệnh nhân được làm thủ thuật, đau nhẹ tại vùng tiêm xơ nên bác sĩ cho uống thêm ít kháng sinh, giảm đau, tăng bức bền thành mạch...

Khi ra quyết định điều trị cho bệnh nhân, các bác sĩ cũng hồi hộp chờ đợi kết quả. Hai ngày sau, bệnh nhân khám lại. Bệnh nhân đỡ hẳn, siêu âm kích thước mức độ giãn giảm nhiều... Bệnh nhân mừng như bắt được vàng.

Cảm xúc của chúng tôi khi đó cũng phấn khởi không kém bệnh nhân. Bệnh nhân cảm ơn bác sĩ nhưng cả khoa không ai nhận vì với các bác sĩ điều trị cho một ca hiếm gặp thành công là điều họ hạnh phúc nhất.

Riêng phần chúng tôi là những bác sĩ trẻ thì được một thứ quý giá nhất, đó là tích luỹ được kinh nghiệm, vốn sống, được sự tin yêu của người dân, được khẳng định mình... Và mỗi lần thành công đối với bệnh hiểm, hiếm đem lại tiếng cười cho bệnh nhân và thân nhân họ đó chính là được nếm "cực khoái" y học” – bác sĩ Liên tâm sự.

Theo Khánh Ngọc (Infonet.vn)
Nguồn:

Tin liên quan