Những bà mẹ ở Mỹ không phải là người duy nhất có các sự kiện đặc biệt khi mang thai hoặc sinh con. Đây là cách mẹ và bé trên khắp thế giới tổ chức những sự kiện như thế.
Sự ra đời của một đứa trẻ là niềm hạnh phúc của cả gia đình. Chính vì vậy, ở nhiều nước trên thế giới vẫn luôn giữ phong tục tổ chức tiệc chào đón thành viên mới trong gia đình. Tuy nhiên, ở mỗi nơi bữa tiệc lại có phong cách và ý nghĩa riêng.
1. Baby Shower
Baby shower là bữa tiệc được tổ chức trong những tuần cuối thai kỳ, trước khi các mẹ đi sinh. Xuất phát từ Mỹ nhưng hiện nay bữa tiệc này đang có xu hướng phát triển trên khắp châu Mỹ. Chẳng hạn như ở Mexico, các thống kê gần đây của BabyCenter cho thấy có đến 74% phụ nữ đã làm hoặc sẽ có lễ "baby shower" (so với 69% bà mẹ Hoa Kỳ).
Ở Mexico, bánh hay "ngai" được làm từ trang sức là trọng tâm của bữa tiệc, khác với chiếc bánh kem ở Hoa Kỳ. Các bà mẹ Latin sống ở Hoa Kỳ thường sẽ tổ chức các bữa tiệc theo chủ đề với vòm bóng bay còn ở Brazil, bữa tiệc thường xoay quanh những thứ chuẩn bị cho người sắp làm mẹ.
2. Namakarana
Nghi lễ đặt tên Hindu này là một trong những "Sanskara" (các nghi lễ truyền) được mô tả trong văn bản tiếng Phạn cổ đại, và thường được tổ chức 12 ngày sau ngày sinh của em bé. Họ hàng trong gia đình sẽ đến, em bé được tắm rửa và mặc quần áo mới đẹp và đây cũng là thời điểm tên của bé được chính thức thông báo. Sau phần lễ là phần tiệc để mọi người cùng nhau ăn uống và tặng quà cho bé.
Ngoài lễ Namakaranam, người Hindu cũng tổ chức nhiều bữa tiệc lớn cho trẻ trong suốt năm đầu tiên để kỉ niệm những sự kiến như bé ăn miếng đầu tiên (annaprashan), lần cắt tóc đầu tiên (chudakarana) hoặc lần đầu đi chơi ngoài trời (nishkramana).
3. Pinkelparty
Đây là bữa tiệc chào đón thành viên mới trong gia đình ở Đức. Bữa tiệc có thể diễn ra ở nhà hay nhà hàng nhưng chắc chắn ngoài cửa sẽ có một con cò gỗ để thông báo sự ra đời của em bé. Đặc biệt, không có lời mời chính thức nào cho bữa tiệc. Thay vào đó, bố mẹ sẽ treo cờ hoặc tấm bảng ngoài cửa sổ để nói rằng họ đã sẵn sàng tiếp khách tới thăm.
4. Doljanchi
Lễ hội Hàn Quốc kỷ niệm ngày sinh nhật đầu tiên của bé có ý nghĩa văn hoá và lịch sử rất lớn. Ban đầu, lễ này được tổ chức khi tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh ca do đó, một đứa trẻ khỏe mạnh là một dịp để cả làng chúc mừng cho gia đình.
Ngày nay, nghi thức chính của bữa tiệc doljanchi được gọi là doljabi, trong đó trẻ mới biết đi được đặt trước khay hoặc bàn đầy đủ các đồ vật tượng trưng: tiền bạc, sợi dây, thực phẩm,... Sau đó bé sẽ chọn một trong các đồ vật, được coi là để xác định tương lai của đứa trẻ. Ý nghĩa của mỗi đồ vật là khác nhau, ví dụ như nếu bé chọn sợi dây, bé sẽ có cuộc sống trường thọ, nếu bé chọn tiền, bé sẽ giàu có,... Sau lễ "chọn đồ", mọi người sẽ cùng nhau hát hò, chơi đùa với em bé và tặng những món quà như tiền mặt, quần áo và nhân vàng cho bố mẹ.
5. Echar el aqua:
Baptism, hay "bautismo" là một lễ hội lớn ở nhiều quốc gia Mỹ-latinh. Tại đây không chỉ có tiệc mà còn có lễ rửa tội bằng nước thánh cho các bé mới sinh. Tuy nhiên, echar el-aqua của Venezuela có một sự thay đổi thú vị - những người quen biết như người thân hoặc bạn bè sẽ thực hiện buổi lễ tại nhà của em bé. Sau khi tham dự lễ rửa tội ở nhà thờ, người đỡ đầu và bố em bé sẽ thực hiện thêm lễ rửa tội tại nhà.
6. Aqiqah:
Đây là buổi lễ được tổ chức tại các nước Hồi giáo. Nó thường diễn ra khi em bé được 1 tuần tuổi.
Theo truyền thống, các gia đình sẽ mổ một con cừu hoặc dê (có thể là cả hai) rồi chia một phần ba thịt cho người nghèo, phần còn lại để đãi khách trong buổi lễ. Tên của em bé sẽ được chính thức công bố, và đôi khi em bé sẽ được cắt tóc. Sau đó, bé được cân và trọng lượng của bé được đổi bằng vàng hoặc bạc để đóng góp cho người nghèo.
7. Valaikappu
Ở miền Nam Ấn Độ, những bà mẹ trong ba tháng cuối của thai kỳ được tổ chức với một bữa tiệc vui vẻ gọi là valaikappu. Mẹ bầu sẽ được mặc quần áo truyền thống và cùng với phụ kiện là vòng hoa nhài và vòng tay với niềm tin rằng những thứ này sẽ tạo ra âm thanh có thể chạm đến em bé trong bụng mẹ.
Trong bữa tiệc sẽ có một chiếc xích đu được trang trí bằng loài hoa yêu thích của người mẹ và cô ấy ngồi đánh đu, trong khi mọi người đến tặng quà và cầu phước lành cho cô ấy.