Ban đầu, chắc chắn mẹ nào cũng cảm thấy ngại ngùng khi bác sĩ phụ trách khám là bác sĩ nam.
Đối với đàn ông hay những người chưa từng sinh con, phòng sinh là một bí ẩn chỉ có thể xem qua phim ảnh. Tuy nhiên, thường thì các diễn viên chỉ diễn tả được sự đau đớn khi sinh. Trên thực tế, các mẹ còn phải đối mặt vời nhiều khoảnh khắc "ngượng chín mặt".
Gặp bác sĩ nam
Khi bước lên bàn đẻ và biết người sẽ đỡ cho mình là một bác sĩ nam, chắc chắn mẹ nào cũng sẽ thấy hơi ngượng ngùng và căng thẳng. Tuy nhiên, nhiều mẹ lại cho rằng các nam bác sĩ đỡ đẻ thường "mát tay" hơn nên bạn đừng quá lo lắng. Đó là công việc của họ và chỉ cần đảm bảo họ sẽ giúp bạn đưa bé đến thế giới thành công là được.
Nhiều mẹ thấy lúng túng khi biết bác sĩ đỡ đẻ cho mình là bác sĩ nam. (Ảnh minh họa)
Mọi thứ đều lộ ra dưới ánh điện sáng trưng
Khi vào phòng sinh, mẹ sẽ được mặc một chiếc váy đặc biệt và đương nhiên là không có đồ lót. Khi nằm lên bàn và đưa chân ra, vùng kín sẽ "lồ lộ" dưới ánh điện sáng trưng. Điều này khiến không ít mẹ thấy lúng túng. Tuy nhiên, nếu không như vậy thì làm sao em bé có thể ra ngoài được.
Đôi khi mẹ chỉ được mặc mỗi áo phông trong phòng sinh. (Ảnh minh họa)
Cạo lông vùng kín
Trước khi sinh con, y tá sẽ giúp bạn cạo sạch lông vùng kín. Điều này giúp bác sĩ dễ dàng khử trùng, rạch và khâu tầng sinh môn nếu cần. Ngoài ra, làm vậy cũng sẽ hạn chế việc vi khuẩn tấn công vết thương của mẹ hoặc bé.
Nhiều mẹ chia sẻ rằng lúc đó họ cảm thấy cực kỳ xấu hổ nên những lần sinh sau thường chọn tự "dọn dẹp" sạch sẽ trước lông vùng kín tại nhà.
Y tá sẽ giúp mẹ "dọn dẹp" lông vùng kín trước khi sinh. (Ảnh minh họa)
Khám trong
Trước khi sinh, bác sĩ sẽ thực hiện khám cho mẹ bằng cách cho ngón tay vào trong âm đạo. Mẹ có thể cảm thấy không thoải mái nhưng làm vậy sẽ giúp bác sĩ xác định cổ tử cung của mẹ đã mở mấy phân, đã sẵn sàng sinh chưa và vcar vị trí của thai nhi. Đây là một thủ thuật y tế hết sức bình thường nên mẹ không nên quá áp lực.
Cảm giác khi khám trong chắc ít có người phụ nữ nào quên được. (Ảnh minh họa)
Tiểu không kiểm soát
Khi vào phòng sinh, do được tiêm thuốc gây tê nên khả năng kiểm soát đường tiết niệu của mẹ sẽ suy yếu. Không ít mẹ chia sẻ rằng mình đã từng "ngượng chín mặt" vì bỗng nhiên "tè dầm" ngay trước mặt mọi người.
Đôi khi mẹ rơi vào tình huống "dở khóc dở cười" vì lỡ không kiểm soát được đường tiết niệu. (Ảnh minh họa)
Thụt phân
Những mẹ bị táo bón trong thai kỳ, khi đi sinh vẫn còn một lượng lớn phân trong ruột sẽ được y tá giúp đưa hết ra ngoài trước khi sinh. Điều này giúp đảm bảo vệ sinh trong quá trình sinh nở.
Nếu không muốn đối mặt với khoảnh khắc xấu hổ này, mẹ hãy chú ý chế độ ăn trong suốt thai kỳ, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ để đảm bảo không bị táo bón.
Trên đây là những điều khiến mẹ bối rối khi sinh con. Vậy nhưng nhiều mẹ cũng cho biết do đang vật vã với cơn đau chuyển dạ nên họ "chẳng còn tâm trí nào mà xấu hổ".
Video: Mô phỏng hình ảnh bé chui ra khỏi bụng mẹ khi sinh thường!
>> XEM TIẾP: 15 sự thật về sinh thường không nói thì ít mẹ bầu nào biết đến
Chuyên mục Bà bầu – nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về thụ thai, mang bầu, những kinh nghiệm sinh nở cho phụ nữ trước, trong và sau khi có thai. Mời độc giả có những thắc mắc, chia sẻ, tâm sự liên quan đến vấn đề này gửi thư về địa chỉ babau@eva.vn để được chia sẻ, tư vấn từ chuyên gia. |