Mâm cỗ ngày Tết được chị em chăm chút khiến ai cũng ngưỡng mộ.
Kết thúc 4 ngày Tết bận rộn, ngập tràn trong các mâm cỗ và các món ăn truyền thống, nhiều chị em đã có thời gian để cùng chia sẻ những bữa cơm của gia đình mình trong dịp này trên MXH.
Trong đó, mâm cỗ Tết nhà chị Huyền Phạm vẫn giữ nguyên những giá trị truyền thống, có đầy đủ 4 bát 4 đĩa. Chị chia sẻ, theo dòng thời cuộc, với nhiều đổi thay, quan niệm về mâm cỗ Tết ngày nay cũng có vẻ đơn giản và cởi mở hơn. Cũng nhiều ý kiến cho rằng cỗ cổ truyền quá cầu kì khi nấu, lại quá ngấy khi ăn nên giờ không còn mấy ai thích nữa. Nhưng do sinh ra và lớn lên tại phố cổ, do nếp nhà có bà nội rất cầu kì chuyện cơm cỗ nên từ bé đến giờ chị Huyền Phạm vẫn rất yêu mâm cỗ cổ truyền.
Chị kể, thời bà còn, mâm cỗ Tết gia đình chị phải có 6 bát 8 đĩa (6 bát là bát măng, bát mọc, bát bóng, bát miến, bát hầm, bát soup - 6 đĩa là đĩa nộm, đĩa thịt, đĩa hải sản, đĩa xào, đĩa nem, đĩa chả, đĩa giò, đĩa xôi) tượng trưng cho phát tài phát lộc. Còn đến thời chị bây giờ, đơn giản nhất cũng phải là 4 bát 4 đĩa, tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn phương. Tuy là nhiều món nhưng mỗi món chỉ bày vào một bát hay đĩa nhỏ nên chị thấy mâm cỗ Tết vừa đa dạng, hài hòa, lại đẹp mắt.
“Ai thấy ngán thì chắc chưa biết các tip nấu ăn ngon, chưa phối hợp các món phù hợp nên sẽ nhanh ngán, chứ nhà mình ăn cỗ cổ truyền bao năm nay vẫn thấy ngon lắm. Món chim bồ câu nhồi cốm hầm mấm hạt sen là món bà nội mình khi còn sống rất thích, vậy nên giờ đây dù bận rộn mình vẫn gắng sửa soạn mâm cỗ Tết nhà mình có món này để tưởng nhớ ông bà, tổ tiên trong mâm cỗ tết. Với gia đình mình thì Vị Tết chính là món này”, chị Huyền Phạm chia sẻ.
Mâm cỗ Tết của chị Huyền.
Với chị Khánh Nguyễn, vị của Tết chỉ đơn giản là những món ăn mang đậm chất truyền thống. Chị còn nhớ những ngày nhỏ thích Tết và nhớ mãi bữa ăn ngày Tết của mẹ. Mẹ thường sắm sửa nguyên liệu gói bánh chưng, làm giò xào, chuẩn bị món rau củ cho món bóng xào, nấu canh măng rất ngon, đậm đà, béo, có vị thanh của nước hầm xương.
Mâm cỗ Tết của chị Khánh Nguyễn.
Nhiều người than phiền vì phải làm mâm cỗ Tết nhưng với chị Nguyễn Mai làm mâm cơm dâng lên tổ tiên 3 ngày Tết không một món nào trùng lặp. Chị thường ưu tiên cho việc nấu đơn giản không tốn thời gian, không quá cầu kỳ. Mỗi sáng trong vòng 1 giờ đồng hồ đổ lại chị vừa nấu vừa thong dong bầy biện.
Mâm cỗ Tết chị Nguyễn Mai.
Vị Tết của chị Nguyễn Hồng Nhung là một bữa ăn nhẹ nhàng miến gà nấu măng đỡ ngán cho những ngày Tết.
Mâm cỗ Tết của chị Hồng Nhung vô cùng hấp dẫn.
Chị Ngọc Bùi khoe mâm cơm ngày mồng 2 Tết vào bếp từ 8h sáng nấu tới 15h30 chiều với Chả giò, xôi gấc, giò lụa, gà luộc, bánh chưng, giò xào, rau củ xào thập cẩm, miến lòng mề gà, bún, muối ớt xanh, dưa món, hành muối, canh măng móng giò bóng thả nấm hương.
Mâm cỗ mồng 2 Tết của chị Thanh Huyền cũng không kém cạnh.
Facebook Kin Ngô tranh thủ con ngủ làm mâm cỗ Tết.
Mâm cỗ Tết thịnh soạn của chị Hương Nguyễn khiến ai cũng thán phục vì đúng chất truyền thống.
Chị Minh Thuận làm mâm cỗ Tết mừng năm Canh Tý khiến ai cũng tròn mắt.
Chị Nguyên Hạnh làm mâm cỗ chống ngán ngày Tết.
Mâm cơm ngày mồng 3 Tết của chị Nguyễn Thị Ánh Nguyệt.
Dù xa quê nhưng chị Quỳnh Susu vẫn làm mâm cỗ Tết thịnh soạn ở Nhật Bản chào đón năm mới.
Mâm cỗ do chị Tú Linh làm.
Những mâm cỗ ngày Tết bắt mắt của Facebook Xu Trang.
Mâm cỗ hóa vàng của chị Hải Út.