Cách trồng và chăm sóc lan vanda, tưởng không dễ mà dễ không tưởng

Việt Quất - Ngày 29/08/2020 16:00 PM (GMT+7)

Hoa lan vanda là một giống lan phụ sinh của vùng nóng, có một số rất ít mọc trên đá hay trên đất. Ngày nay lan vanda được trồng như một loại cây cảnh phổ biến do khá dễ để chăm sóc.

Cách trồng lan vanda cũng không hề khó nếu như bạn nắm được đặc điểm cơ bản cũng như yêu cầu của loài cây cảnh này.

1. Đôi nét về hoa lan vanda:

Hoa lan vanda được biết đến ở nước ta từ khá lâu. Chúng có nguồn gốc từ khu vực Châu Á Thái Bình Dương và được trồng phổ biến tại nhiều nước hiện nay như Trung Quốc, Lào, Himalaya… Trên thế giới có khoảng 45 loại lan vanda và ở Việt Nam người ta trồng phổ biến nhất 5 loại lan vanda rừng đó là: Vanda concolor, vanda lilacina, vanda liouvillei, vanda pumila, vanda denisonaliana.

Cách trồng và chăm sóc lan vanda, tưởng không dễ mà dễ không tưởng - 1

Lan vanda nổi bật với hình dáng thân bao gồm những cụm lá dày và mọc đối xứng sang hai bên giống như những cánh quạt. Mỗi lá mọc dài trung bình khoảng 25cm và nhọn dần ở đầu. Điểm thu hút chính ở loại lan này không chỉ ở cụm lá mà chính ở những bông hoa to đẹp. Hoa mọc thành chùm và mỗi bông hoa gồm 3 cặp lá xếp đối xứng với nhau. Cánh mỏng tuy nhiên khá bền nên mỗi khi hoa nở thường duy trì được đến khoảng một tháng.

Cách trồng và chăm sóc lan vanda, tưởng không dễ mà dễ không tưởng - 2

2. Cách trồng lan vanda:

Theo nhiều người nhận xét loại lan này không quá khó trồng tuy nhiên vẫn cần có những kĩ thuật riêng giúp cây ra nhiều chồi và hoa nở đẹp. Cách trồng lan vanda tại nhà cũng khá đơn giản nếu như bạn chú ý đến một số yêu cầu kĩ thuật khi trồng.

Cách trồng và chăm sóc lan vanda, tưởng không dễ mà dễ không tưởng - 3

Để trồng lan vanda, trước hết bạn cần tìm cho chúng một "nền móng" phù hợp. Loại đất bạn dùng nên là vỏ cây vụn cùng 1 chút rêu để tiếp dinh dưỡng cho cây. Còn nếu trồng đất thì nên trộn thêm các dạng xơ lớn. Bên cạnh đó, cho thêm nhiều mảnh đất sét hay than củi vào đất trồng cũng rất tốt trong việc tăng khả năng thoát nước cho cây. Khi bắt tay vào trồng lan vào chậu thì bạn cho thêm các cây dương xỉ có chiều dài tương đương hoặc nhánh cây cương vào. Điều này sẽ giúp rễ ở trên không tốt hơn. Đem cây đặt trong hộp chứa sao cho thân và gốc không được ngập trong hỗn hợp.

Cách trồng và chăm sóc lan vanda, tưởng không dễ mà dễ không tưởng - 4

Mỗi mùa xuân bạn chuyển cây sang vào chậu to hơn. Bạn nên dùng chậu đất sét cho cây. Vì chậu sẽ giúp rễ cây tiếp xúc được nhiều với không khí hơn. Khi nào thấy cây to lớn không phát triển được nữa thì cắt các cây con để nhân giống.

3. Cách chăm sóc lan vanda

- Giá thể trồng lan vanda: Do đây là loại lan sinh trưởng quanh năm không có mùa nghỉ chính vì thế mà mọi sự thay đổi về độ ẩm cũng khiến cây bị rụng lá gần gốc mà giới chơi lan gọi là chuồn lá. Tuy nhiên nếu ẩm độ trong chậu trồng lan vanda quá cao sẽ khiến cho rễ cây hay bị thối. Để tốt nhất thì bạn nên tạo điều kiện cho giá thể của cây thật thoáng như vỏ dừa hoặc củi kèm với than hoa to.

- Nhiệt độ và độ ẩm: Nhiệt độ sinh trưởng tốt nhất của lan vanda là khoảng 25-30 độ C và bạn cần lưu ý phải luôn duy trì độ ẩm cho cây. Cây tăng trưởng quanh năm nên nếu bị khô hạn hay nhiệt độ không ổn định có thể dẫn đến hiện tượng cây rụng lá. Đối với các loại cầy này cần tưới nước thường xuyên 2 lần/ngày từ tháng 5 đến tháng 11 và 3 lần 1 ngày từ tháng 12 đến tháng 4. Câu hỏi lan vanda ra hoa tháng mấy cũng phụ thuộc vào yếu tố nhiệt độ và độ ẩm. Hầu hết lan vanda trổ hoa quanh năm nhưng nhiều nhất vẫn là vào mùa nắng khi nhiệt độ không khí cao nhất trong năm.

Cách trồng và chăm sóc lan vanda, tưởng không dễ mà dễ không tưởng - 5

- Ánh sáng: Lan vanda là giống câu ưa sáng nên tốt nhất bạn nên trồng ngoài ban công nơi cây có thể đón nhận ánh sáng mặt trời nhiều nhất có thể.

- Phân bón: Lan vanda được đánh giá là loại cây có nhu cầu dinh dưỡng khá cao nên khi trồng cần thiết phải chăm bón thêm phân cho cây. Đặc biệt lọai lan này khá dễ tính nên bạn có thể sử dụng bất cứ một loại phân bón nào. Để tiện lợi và hiệu quả nhất bạn nên bón loại phân bón hóa học với công thức 3-10-10 với mỗi lần tưới cách 2 ngày 1 lần, nồng độ 1 muỗng cà phê với 4 lít nước.

Cách trồng và chăm sóc lan hoàng thảo vôi tại nhà hoa tuôn như suối
Hoàng thảo vôi là một trong số những giống hoa lan được ưa chuộng hàng đầu bởi đặc tính dễ trồng, dễ chăm sóc, ra hoa bền với mùi hương và màu sắc...
Việt Quất
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Cây cảnh độc đáo