Loài hoa này vươn dài 4m trong 1 năm, nở cả 1000 bông hoa, ít sâu bệnh và có thể ăn được

Cẩm Tú - Ngày 13/12/2023 06:33 AM (GMT+7)

Ngoài tốc độ tăng trưởng ấn tượng và nở hoa nhiều, loài hoa cây này còn độc đáo ở chỗ hoa và lá non của nó có thể ăn, làm thuốc được.

Có nhiều loại cây có tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc và ra hoa đẹp, trong đó phải kể đến hoa lan tỏi. Loài hoa này có tên gọi khác là dây ánh hồng, có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Phi.

Hoa lan tỏi là cây dạng dây leo, lá cây giòn, có hình bầu dục. Cây có mùi giống tỏi, tạo nên mùi hương đặc trưng của cây lan tỏi.

Hoa thường nở rộ từ khoảng tháng 10 đến tháng 12, hoa mọc thành từng chùm, mỗi chùm có khoảng 15-20 bông hoa xen kẽ nhau và có 2 màu là tím và vàng, nhưng chủ yếu vẫn là màu tím. Màu sắc của hoa biến đổi theo thời gian, từ tím đậm cho đến tím nhạt và màu trắng.

Loài hoa này vươn dài 4m trong 1 năm, nở cả 1000 bông hoa, ít sâu bệnh và có thể ăn được - 1

Ý nghĩa phong thủy và tác dụng của hoa lan tỏi

Trong phong thủy, hoa lan tỏi có thể xua đuổi những vận xui, điều không may trong cuộc sống và mang lại những điều may mắn, tốt đẹp đến cho gia chủ, từ đó giúp gia chủ ăn nên làm ra, có cuộc sống sung túc, đủ đầy và bình an.

Ngoài ra, hoa lan tỏi còn là biểu tượng cho tình yêu thủy chung, lâu bền. Hình ảnh những bông hoa lan tỏi đan xen vào nhau thể hiện sự đoàn kết và nghị lực để vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

Trong Đông y, hoa lan tỏi có tác dụng chữa các bệnh cảm cúm, ho, viêm nhiễm cực kỳ hiệu quả. Không những vậy, cây lan tỏi còn độc đáo ở chỗ hoa và lá non của nó có thể ăn được, thay thế cho tỏi.

Loài hoa này vươn dài 4m trong 1 năm, nở cả 1000 bông hoa, ít sâu bệnh và có thể ăn được - 2

Cách trồng và chăm sóc hoa lan tỏi

Một trong những đặc điểm nổi bật của cây lan tỏi là tốc độ tăng trưởng cực kỳ nhanh. Trong điều kiện thích hợp, dây leo của chúng có thể dài tới hơn 4m mỗi năm.

Điều thú vị hơn nữa là cây lan tỏi nở hoa với số lượng lớn. Một cây có thể nở hàng nghìn bông hoa cùng lúc trong thời kỳ hoa nở rộ nhất, giống như một biển hoa và vô cùng đẹp mắt.

Loài hoa này vươn dài 4m trong 1 năm, nở cả 1000 bông hoa, ít sâu bệnh và có thể ăn được - 3

Các bước trồng hoa lan tỏi

Giâm cành là phương pháp phổ biến nhất để trồng hoa lan tỏi, vì cách này rất đơn giản, tỷ lệ sống cao và cây nhanh phát triển.

Hãy lựa chọn cành lan tỏi khỏe mạnh, cắt thành từng khúc dài khoảng 10-15cm rồi cắm xuống đất nơi có độ ẩm, ánh sáng tốt. Khoảng 15-20 ngày sau, cành giâm sẽ bén rễ và nhanh chóng phát triển thành cây lớn.

Loài hoa này vươn dài 4m trong 1 năm, nở cả 1000 bông hoa, ít sâu bệnh và có thể ăn được - 4

Cách chăm sóc hoa lan tỏi

- Đất trồng: Hoa lan tỏi thích đất giàu chất hữu cơ, đất thịt pha cát, thoát nước tốt. Trước khi trồng, bạn có thể bón một ít phân hữu cơ hoai mục để cải thiện kết cấu đất.

- Vị trí trồng: Bạn có thể trồng cây lan tỏi dọc bờ rào để tạo thành bức tường hoa hoặc tạo thành cổng hoa, vòm hoa, giàn hoa. Tuy nhiên, cần trồng ở nơi có nhiều nắng vì cây lan tỏi ưa nắng, cây cần đảm bảo nhận được ít nhất 6 giờ chiếu nắng mỗi ngày.

- Tưới nước: Cây lan tỏi cần giữ đất hơi ẩm nhưng không nên tưới quá nhiều nước để tránh thối rễ. Tưới nước vừa phải trong mùa sinh trưởng và giảm tần suất tưới nước vào mùa đông.

Loài hoa này vươn dài 4m trong 1 năm, nở cả 1000 bông hoa, ít sâu bệnh và có thể ăn được - 5

- Bón phân: Trong mùa sinh trưởng, nên bón phân hàng tháng để giúp cây phát triển mạnh. Bạn có thể sử dụng phân hữu cơ hoai mục hoặc phân bón đa năng cho cây trồng.

- Cắt tỉa và tạo hình: Cắt tỉa cây lan tỏi thường xuyên sẽ giúp kiểm soát sự phát triển của nó và duy trì hình dạng của cây. Bạn có thể tỉa những cành không mong muốn để cây khỏe và đẹp, kích thích cây ra hoa nhiều hơn.

- Kiểm soát sâu bệnh gây hại: Cây lan tỏi nhìn chung không dễ bị côn trùng phá hoại, nhưng lá và thân vẫn cần được kiểm tra thường xuyên để ngăn ngừa sâu bệnh xuất hiện. Nếu có vấn đề về sâu bệnh, bạn có thể dùng thuốc trừ sâu sinh học để xử lý.

Theo Cẩm Tú
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nhà - Vườn