Mẹ Sài Gòn trồng vài gốc dưa thu về 50 kg, tuyệt đối không bán, quen lạ đem cho tuốt

Như Loan - Ngày 09/09/2020 12:07 PM (GMT+7)

Đợt gần đây chị Trân thu hoạch được gần 50kg dưa chuột, đây cũng là đợt thu hoạch khủng nhất trong đời nông dân của chị. Giàn dưa chuột ra trái nhiều và nặng đã kéo sập luôn giàn nho của gia đình.

Mẹ Sài Gòn trồng vài gốc dưa thu về 50 kg, tuyệt đối không bán, quen lạ đem cho tuốt - 1

Với thâm niên gần chục năm làm vườn sân thượng, chị Lê Thị Ngọc Trân (TP.HCM) từng trồng qua nhiều loại rau, quả nhưng vụ mùa này là lần đầu tiên chị bội thu dưa chuột với gần 50kg. Bà mẹ Sài Gòn đã tổng kết lại kinh nghiệm trồng trọt của mình để chia sẻ với mọi người.

Mẹ Sài Gòn trồng vài gốc dưa thu về 50 kg, tuyệt đối không bán, quen lạ đem cho tuốt - 2

Với thâm niên gần chục năm làm vườn sân thượng, nhưng vụ mùa này là lần đầu tiên chị bội thu dưa chuột với gần 50kg.

Mẹ Sài Gòn trồng vài gốc dưa thu về 50 kg, tuyệt đối không bán, quen lạ đem cho tuốt - 3

Mẹ Sài Gòn trồng vài gốc dưa thu về 50 kg, tuyệt đối không bán, quen lạ đem cho tuốt - 4

Chị chia sẻ, dưa chuột hay còn gọi là dưa leo là loại quả chứa nhiều giá trị dinh dưỡng và là loại thực phẩm phổ biến trong đại đa số các gia đình. Mỗi trái dưa chuột chứa 96% nước, nhiều loại vitamin, calo, protein, calcium... với giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và trong việc làm đẹp, chống oxy hóa. Hiện nay rất nhiều gia đình rất ưa chuộng việc trồng cây dưa chuột tại nhà để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tạo ra các món ngon, nhiều dinh dưỡng cho cả nhà.

Trước nhiều thắc mắc của các mẹ về thời điểm trồng dưa chuột thích hợp, chị Trân tiết lộ, đối với các tỉnh phía Nam, mọi người có thể trồng dưa chuột quanh năm. Nhưng thời điểm cây có thể phát triển tốt nhất là từ tháng 11 đến tháng 2, tháng 3 năm sau hoặc từ tháng 5 đến tháng 7, tháng 8.

Mẹ Sài Gòn trồng vài gốc dưa thu về 50 kg, tuyệt đối không bán, quen lạ đem cho tuốt - 5

Bà mẹ Sài Gòn đã tổng kết lại kinh nghiệm trồng trọt của mình để chia sẻ với mọi người.

Mẹ Sài Gòn trồng vài gốc dưa thu về 50 kg, tuyệt đối không bán, quen lạ đem cho tuốt - 6

Chuẩn bị đất trồng.

Mẹ Sài Gòn trồng vài gốc dưa thu về 50 kg, tuyệt đối không bán, quen lạ đem cho tuốt - 7

Chị trồng hẳn 1 cây cho 1 chậu, không tham cắm nhiều cây.

Mẹ Sài Gòn trồng vài gốc dưa thu về 50 kg, tuyệt đối không bán, quen lạ đem cho tuốt - 8

Phủ rơm rạ, gỗ mùn, cỏ khô xung quanh gốc để giữ ẩm cho cây.

Mẹ Sài Gòn trồng vài gốc dưa thu về 50 kg, tuyệt đối không bán, quen lạ đem cho tuốt - 9

Mẹ Sài Gòn trồng vài gốc dưa thu về 50 kg, tuyệt đối không bán, quen lạ đem cho tuốt - 10

Khi cây con cao khoảng 10 tới 15cm có thể bứng chúng vào chậu trồng.

Để trồng thành công dưa chuột, việc chuẩn bị kỹ lưỡng đất trồng là khâu không thể bỏ qua. Đất được trồng được dưa chuột phải là đất pha cát hoặc đất chứa nhiều dinh dưỡng. Không nên trồng dưa chuột luôn trên đất mới. Để đất có nhiều dưỡng chất nên trộn cùng gỗ mùn, phân bò và phân trùn quế. Chị Trân thường trộn theo tỉ lệ 3 đất: 2 mùn: 1 bò: 1 trùng quế. Đem trộn đều với nhau rồi xới lên để phân ngấm đều vào đất rồi mới bón vào chậu. Việc làm này sẽ giúp nâng cao độ pH của đất giúp thời kỳ đầu sinh trưởng của cây được phát triển tốt.

Tiếp đến là khâu chọn giống dưa chuột, trên thị trường có rất nhiều loại dưa leo, dưa chuột khác nhau. Nhưng phổ biến nhất, được nhiều người lựa chọn nhất là dưa chuột giàn. Ngoài ra vẫn còn nhiều loại dưa chuột khác như dưa chuột gai, dưa chuột Thái hay dưa chuột xanh…

Tùy vào mục đích của bản thân để chọn lựa giống dưa chuột cho phù hợp, dễ chăm sóc và thu hoạch. Nếu muốn trồng dưa chuột để đảm bảo thực phẩm sạch cho gia đình thì không cần chọn giống quá kỹ lưỡng. Mọi người có thể mua những túi hạt giống được bán sẵn trong siêu thị hoặc chợ. Còn nếu trồng với quy mô lớn thì cần được chọn mua giống kỹ càng tại các địa điểm uy tín.

Mẹ Sài Gòn trồng vài gốc dưa thu về 50 kg, tuyệt đối không bán, quen lạ đem cho tuốt - 11

Mẹ Sài Gòn trồng vài gốc dưa thu về 50 kg, tuyệt đối không bán, quen lạ đem cho tuốt - 12

Mẹ Sài Gòn trồng vài gốc dưa thu về 50 kg, tuyệt đối không bán, quen lạ đem cho tuốt - 13

Dưa leo trở thành thực phẩm sạch cho gia đình chị Trân.

Mẹ Sài Gòn trồng vài gốc dưa thu về 50 kg, tuyệt đối không bán, quen lạ đem cho tuốt - 14

Việc chuẩn bị chậu trồng dưa chuột cũng là khâu quyết định đến quá trình nuôi dưỡng và phát triển của cây. Dưa chuột là giống cây có bộ rễ phát triển nhanh và khỏe. Do đó đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cả giàn. Chính vì thế không gian chậu phải vừa đủ cho cây phát triển. “Ở đây mình trồng hẳn 1 cây cho 1 chậu, không tham cắm nhiều cây. Bạn có thể sử dụng thùng xốp để trồng dưa leo hoặc các loại thùng, xô nhựa để cây phát triển tốt. Để tạo sự thông thoáng giúp rễ cây phát triển mạnh, trao đổi oxi tốt, tránh được tình trạng ngập ứng, bên hông và dưới đáy chậu trồng cần đục nhiều lỗ để dễ thoát nước” – mẹ Sài Gòn nói.

Theo lời chị Trân, khi ủ hạt giống dưa chuột cần được ngâm trong nước ấm từ 30 tới 35 độ trong khoảng 2 hoặc 3 tiếng. Tiếp đó vớt ra rửa lại bằng nước sạch và dùng khăn ẩm ủ trong nhiệt độ 27 tới 30 độ trong 3 hoặc 5 ngày. Đặc biệt cần phải luôn chú ý giữ cho bọc ủ được ẩm và khi thấy hạt nứt ra và nhú mầm thì đem đi gieo.

Mẹ Sài Gòn trồng vài gốc dưa thu về 50 kg, tuyệt đối không bán, quen lạ đem cho tuốt - 15

Giàn càng vững chắc thì gốc cây càng cố định

Mẹ Sài Gòn trồng vài gốc dưa thu về 50 kg, tuyệt đối không bán, quen lạ đem cho tuốt - 16

Mẹ Sài Gòn trồng vài gốc dưa thu về 50 kg, tuyệt đối không bán, quen lạ đem cho tuốt - 17

Mẹ Sài Gòn trồng vài gốc dưa thu về 50 kg, tuyệt đối không bán, quen lạ đem cho tuốt - 18

Về kỹ thuật gieo hạt giống, người trồng có thể dùng khay, chậu, thùng xốp… để đựng đất trồng dưa chuột. Lưu ý là đất cần tơi xốp, đủ ẩm, đủ dinh dưỡng. Chị Trân hướng dẫn chi tiết: “Khi gieo hãy dùng tay ấn một lỗ nhỏ xuống nền đất (khoảng 1cm) sau đó bỏ hạt vào lỗ. Mỗi lỗ từ 1 tới 2 hạt. Sau khi tra hạt phủ thêm một lớp đất mỏng. Cuối cùng phun một lớp nước mỏng lên chậu hạt để đất ẩm. Bọc chậu hạt trong túi ni lông và đặt cạnh nơi có ánh nắng mặt trời. Việc làm này giúp kích thích sự phát triển của hạt giống”.

Một tuần sau khi gieo, hạt sẽ nảy mầm. Khi cây con cao khoảng 10 tới 15cm có thể bứng chúng vào chậu trồng. Tạo hố đất sâu, nhấc nhẹ bầu cây ra khỏi khay và vùi kín bầu cây dưới đất, đôn cho chặt gốc. Phủ rơm rạ, gỗ mùn, cỏ khô xung quanh gốc để giữ ẩm cho cây.

Mẹ Sài Gòn trồng vài gốc dưa thu về 50 kg, tuyệt đối không bán, quen lạ đem cho tuốt - 19

Mẹ Sài Gòn trồng vài gốc dưa thu về 50 kg, tuyệt đối không bán, quen lạ đem cho tuốt - 20

Cây có thể phát triển tối đa, cho quả năng suất nhất.

Mẹ Sài Gòn nhấn mạnh, nên trồng cây dưa leo vào buổi sáng hay buổi chiều mát khi nắng đã tắt. Khi trồng cây con xong nên mang vào nơi râm mát hoặc che phủ để tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào cây từ 1 - 2 ngày để cây con hồi sức.

“Cây dưa leo phát triển nhanh và không đòi hỏi phải chăm sóc nhiều. Chỉ cần tưới nước một ngày hai lần vào buổi sáng và chiều, nếu tước quá nhiều khiến đất quá ẩm ướt, ngập úng thì cây sẽ rất dễ chết, nếu tưới ít nước cũng khiến cây bị thiếu nước không thể sinh trưởng tốt. Dưa leo cần phải được trồng nơi có nhiều ánh sáng nhiều thì trái sẽ nhanh lớn và đạt năng suất cao” – chị cho biết.

Trong 2 tuần đầu tiên sau khi trồng cây, thường xuyên tưới nước cho cây vào mỗi buổi buổi sáng sớm và chiều. Phủ phân chuồng, phân gà, rơm rạ hoặc cỏ khô ở mặt đất xung quanh cây để giữ ẩm cho đất. Ở thời điểm khoảng 2 - 3 tuần sau khi trồng, cây dưa leo bắt đầu phát triển thân lá và các tua cuốn, lúc này bắt đầu tiến hành làm giàn cho cây. Việc làm giàn và tỉa nhánh cho cây có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây, năng suất và chất lượng quả. Vì vậy làm giàn cho dưa leo cũng cần phải đúng kỹ thuật.

Mẹ Sài Gòn trồng vài gốc dưa thu về 50 kg, tuyệt đối không bán, quen lạ đem cho tuốt - 21

Mẹ Sài Gòn trồng vài gốc dưa thu về 50 kg, tuyệt đối không bán, quen lạ đem cho tuốt - 22

Mẹ Sài Gòn trồng vài gốc dưa thu về 50 kg, tuyệt đối không bán, quen lạ đem cho tuốt - 23

Về cách làm giàn dưa leo, theo chị Trân có thể dùng cọc tre, gỗ, sắt để làm giàn, mỗi cọc phải có đường kính ít nhất từ 3 - 5 cm, cao khoảng 2 - 3 mét tùy theo vị trí, diện tích và không gian trồng. Cắm cọc theo hình chữ A, dùng dây hoặc thép cố định lại, cọc phải đủ chắc để cây có thể leo bám được mà không bị đổ, giàn càng vững chắc thì gốc cây càng cố định, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt. Nếu trồng trong chậu, thùng xốp tại nhà thì có thể làm giàn nghiêng tựa gần vào vách tường, lang can, hiện nay, mọi người cũng sử dụng lưới nylon để làm giàn cho dưa leo rất tiện lợi.

Mách chị em về cách chăm sóc, chị Trân cho rằng, vào thời kỳ trổ hoa, cần đặc biệt lưu ý không để cây bị thiếu nước. Ở giai đoạn này cây đã khá cứng. Vì thế chúng sẽ không bị chết vì ngập úng. Cây dưa chuột muốn phát triển mạnh thì cần được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 6 tới 8 giờ mỗi ngày. Các mẹ cần tính toán chính xác những con số này để cây có thể phát triển tối đa, cho quả năng suất nhất.

Khi cây được 80cm, canh lúc trời quang đãng, dùng dao hay kéo bén xén ngọn dưa để cho dưa đâm nhiều tượt. Nhờ đó, năng suất sẽ gia tăng đáng kể.

Mặc dù trồng chúng rất đơn giản và do trồng cho cả nhà ăn nên chị Trân không bón phân quá nhiều, chỉ lưu ý trộn phân trong đất trồng và khi cây đang leo giàn thì mình có bón ít tro rơm, tro củi.

Mẹ Sài Gòn trồng vài gốc dưa thu về 50 kg, tuyệt đối không bán, quen lạ đem cho tuốt - 24

Mẹ Sài Gòn trồng vài gốc dưa thu về 50 kg, tuyệt đối không bán, quen lạ đem cho tuốt - 25

Cây trái quanh vườn.

Chị không quên bật mí về thời gian dưa chuột ra hoa, kết trái, khoảng 30 - 50 ngày khi trồng thì dưa leo bắt đầu ra hoa kết trái, các nách lá bắt đầu đâm hoa đực, hoa cái và nhánh. Thời kỳ này được xem là “nhạy cảm” nhất quyết định năng suất của cây. Lúc này cần tưới nước cho cây đầy đủ 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều tối. Tuy có nhu cầu được tưới nước cao nhưng lại ít chịu được úng, còn thiếu nước thì cây ra trái nhỏ, ăn lại đắng. Dưa leo là cây thuộc nhóm ưa nhiệt nên trồng nơi có ánh sáng nhiều thì trái sẽ nhanh lớn và chất lượng tốt.

Để dưa leo đậu quả cho ra nhiều trái chúng ta nên chú ý đến việc thụ phấn của cây. Tùy theo điều kiện trồng, cây có thể tự thụ phấn nhờ côn trùng. Bạn có thể phun nước đường pha loãng lên thân cây để thu hút ong thụ phấn cho dưa. Hoặc có thể tác động đến việc thụ phấn cho hoa bằng cách loại bỏ đi hoa đực, dùng cọ tăm bông dúi vào hoa đực để lấy phấn hoa và cọ vào nhụy của hoa cái để thụ phấn.

Dưa leo được thu hoặc sau 60 tới 80 ngày trồng tùy vào điều kiện chăm sóc và giống cây. Cũng như các loại trái cây khác, mọi người nên thu hoạch dưa leo vào sáng sớm khi trời dịu mát. Sau khi thu hoạch hết đợt, nên bón Kali cho cây 2 lần 1 tuần để cây đủ lực và dưỡng chất nuôi lứa tiếp theo.

Mẹ Sài Gòn trồng vài gốc dưa thu về 50 kg, tuyệt đối không bán, quen lạ đem cho tuốt - 26

Mẹ Sài Gòn trồng vài gốc dưa thu về 50 kg, tuyệt đối không bán, quen lạ đem cho tuốt - 27

Thu hoạch gần 50kg chỉ với vài gốc dưa, đây là lần thu hoạch "khủng" của chị Trân.

Mách các mẹ về cách bảo quản dưa leo, chị cho hay, sau khi thu hoạch bạn nên rửa sạch dưa leo và ngâm chúng trong nước muối sạch khoảng 30 phút để vi khuẩn bị tiêu diệt. Dùng giấy ăn gói từng trái dưa chuột lại. Việc làm này giúp trái dưa chuột giữ được độ ẩm tốt. Sau khi dùng giấy ăn gói từng quả dưa chuột thì bạn cho tất cả vào túi khóa kéo và cuộn gọn lại, đặt vào ngăn mát tủ lạnh. Việc làm này giúp trái dưa chuột tươi lâu hơn, không bị héo, mất nước.

Với lần thu hoạch khủng, tận 50kg dưa chuột, chị Trân cảm thấy vô cùng hạnh phúc và đem chia sẻ niềm vui này với bạn bè bằng việc biếu, tặng, được ăn những trái dưa sạch, ngọt, ai nấy đều sung sướng. “Giàn dưa chuột ra quá nhiều trái, mình đem cho hết, quen lạ cho tuốt, tuyệt đối không bán” – chị Ngọc Trân nói.

Bố Sài Gòn biến sân thượng thành vườn rau, ăn không hết phải nài nỉ hàng xóm sang lấy về
Anh Huynh và chị Gấm biến khoảng sân thượng tầng 3 trở thành khu vườn xanh ngắt, rau quả lên tốt đến mức anh phải đi nài nỉ hàng xóm tới cắt về ăn.
Như Loan
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nhà - Vườn