Các chất dinh dưỡng có trong vỏ cây liễu rất có giá trị, đặc biệt là đối với sự phát triển của cây trồng.
Người trồng cây nào lại không muốn những bông hoa mình trồng mọc dày đặc, nhưng tiền đề để hoa phát triển tốt chính là nuôi chúng thật tốt. Việc bổ sung chất dinh dưỡng là điều không thể thiếu để hoa bật nụ, hoa cũng giống như cơ thể con người vậy, cần “ăn” hàng ngày. Đúng vậy, chỉ khi hoa “no” mới có thể nở hoa đẹp và duy trì sự phát triển trong giai đoạn tiếp theo.
Nói đến chất dinh dưỡng thì phải nói đến phân bón, có lẽ rất nhiều người trồng hoa mua phân bón chuyên dụng cho hoa ở các cửa hàng hoa. Một số người vì tiện lợi, một số vì không biết ngoài phân bón chuyên dụng còn có những loại phân bón hoa thay thế. Bây giờ để tôi chỉ cho bạn một thứ không tốn tiền và tốt hơn phân bón.
Tận dụng vỏ cây liễu trong trồng cây
Thực tế, nhiều người yêu hoa có kinh nghiệm cho biết, không nên sử dụng phân bón hoa chuyên dụng trong thời gian dài, không những tốn tiền mà còn không có tác dụng lớn đến sự sinh trưởng của cây. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều nguyên liệu có thể dùng làm phân bón hoa trong cuộc sống hàng ngày, tuy không bắt mắt lắm nhưng hiệu quả trồng hoa không thua kém gì phân bón hoa.
Có một thứ giã nhỏ đun sôi trong nước, dùng để tưới hoa rất tốt, chắc nhiều người yêu hoa không biết, đó là vỏ cây liễu.
Cây liễu về cơ bản sẽ ngừng sinh trưởng vào mùa đông, lúc này sẽ có dấu hiệu rụng vỏ, hãy thu gom và xử lý để trồng hoa. Các chất dinh dưỡng có trong vỏ cây liễu rất có giá trị, đặc biệt là đối với sự phát triển của cây trồng.
Sức sống của cây liễu rất mạnh, tốc độ sinh trưởng trong thời kỳ sinh trưởng cũng rất nhanh. Trên thực tế, nguyên nhân chính là do trong chúng tồn tại một chất gọi là axit salicylic, sự sinh trưởng của cây liễu về cơ bản phụ thuộc vào nó. Sử dụng vỏ cây liễu để dưỡng cây một cách tự nhiên là nhờ vào sự trợ giúp của chất này. Sau khi vỏ cây liễu lên men rồi lấy ra tưới hoa, tốc độ sinh trưởng của cây có thể được cải thiện rất nhiều.
Cách làm:
Trước hết đem vỏ cây liễu phơi nắng vài ngày để diệt hết vi khuẩn còn sót lại trên vỏ, sau đó có thể băm nhỏ, hai bước này chỉ là công tác chuẩn bị. Sau khi xong cho vào nồi đun với nước lã, không có quy định đặc biệt nào về mức độ nấu, chỉ cần bạn cảm thấy các chất đã chảy ra đủ là có thể dừng vì bước này chỉ là bước xúc tác cho bước lên men sau này.
Như đã nói, nước vỏ liễu đun sôi không thể dùng trực tiếp, phải cho vào lọ đậy kín để lên men trong khoảng một tháng, sau khi lấy ra là có thể dùng được.
Cho dù là phân lỏng lên men thì khi tưới cũng cần pha loãng để không làm tổn thương bộ rễ của cây. Tỷ lệ bạn có thể cân nhắc khoảng 1:15 hoặc 1:20. Cũng không thể ngày nào cũng tưới, 1 tuần hoặc nửa tháng tưới 1 lần là vừa.