Đây là một loại cây thân gỗ lâu năm có tuổi thọ khá cao, lên đến vài trăm năm, vì thế càng trồng sẽ càng có giá, có thể làm vật gia truyền cho con cháu.
1. Cây lựu
Không chỉ là cây ăn quả, lựu còn là một loại cây phong thủy mang lại may mắn cho gia đình. Theo đó, nó tượng trưng cho sự kiên cường và vững chãi. Những chùm hoa lựu được cho là có tác dụng xua đuổi tà ma và những điều xui xẻo ra khỏi nhà, đồng thời mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Những quả lựu căng đỏ mọng tựa như những chiếc đèn lồng, mang lại sự may mắn, tài lộc cho gia chủ. Bên trong quả lựu có nhiều hạt nên tượng trưng cho đông con nhiều cháu. Chính vì vậy, nhiều người thường trồng cây lựu trước nhà để vừa lấy bóng mát, vừa lấy quả ăn cũng như rước phú quý vào nhà.
Phương pháp trồng cây lựu rất đơn giản, cây có thể kết trái sau 2 năm chăm sóc. Muốn được như vậy thì khi chăm sóc, bạn hãy trồng ở nơi có nhiều nắng vì cây lựu ưa ánh sáng.
Cây lựu có khả năng chịu hạn cao nên bạn không cần tưới nước quá nhiều cho cây, nếu không cây sẽ bị thối rễ, rụng hoa và rụng quả. Chỉ nên tưới khi thấy đất đã khô.
Ngoài ra, cây lựu rất thích bón phân. Vì thế, khi bắt đầu trồng cây, bạn nên rải một lượng phân chuồng hoai mục hoặc phân bón hữu cơ để bón lót. Khoảng thời gian sau đó, chỉ cần bón dung dịch phân loãng 1 lần/tháng. Vào cuối thời kỳ ra hoa của cây lựu và trong thời kỳ đậu quả, nên bón phân lân và kali sẽ có lợi hơn cho việc đậu quả.
2. Cây kim ngân hoa
Cây kim ngân hoa hay còn gọi là cây vàng bạc, nghe cái tên thôi đã thấy sự giàu sang, phú quý. Chính vì vậy, loại cây này thường được nhiều người trồng trước cổng nhà, tạo thành vòm cổng hoặc cho leo bờ tường để chiêu tài gọi lộc. Một số khác lại trồng cây kim ngân hoa trong chậu để tạo dáng bonsai.
Không chỉ đẹp, hoa của cây kim ngân hoa còn mang hương thơm dịu dễ chịu. Đồng thời, nó còn là vị thuốc quý trong Đông y có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, có thể dùng riêng hoặc phối hợp với nhiều vị thuốc khác để trị mụn nhọt, mẩn ngứa, hoặc chữa viêm họng, tả lỵ,…
Hoặc, bạn cũng có thể hái hoa rồi đem đi phơi khô, pha trà để uống cũng rất tốt.
Cây kim ngân hoa không hề khó trồng, chỉ cần cắm cành vào đất cũng bén rễ. Cây kim ngân hoa không kén đất trồng, nhưng có một điều cần phải lưu ý chính là ánh sáng. Cây kim ngân hoa ưa sáng, vì thế bạn nên trồng cây ở nơi có nhiều ánh nắng mặt trời để cây phát triển tốt, ra nhiều hoa hơn.
3. Cây tùng la hán
Đây là một loại cây thân gỗ lâu năm có tuổi thọ khá cao, lên đến vài trăm năm, vì thế càng trồng sẽ càng có giá, có thể làm vật gia truyền cho con cháu.
Cây tùng la hán có lá xanh mướt quanh năm, tượng trưng cho sự phồn vinh, thịnh vượng. Cây có sức sống bền bỉ, chịu được mọi tác động của thời tiết khắc nghiệt nên loại cây này còn là biểu tượng cho sự phát triển không ngừng, vượt qua mọi nghịch cảnh. Cây có tuổi thọ cao nên mang ý nghĩa trường thọ, trường tồn. Chính vì những lý do đó mà nhiều người giàu thường trồng cây tùng la hán trước cổng hoặc đặt ở phòng khách.
Cây tùng la hán sẽ trông đẹp hơn khi cành tươi tốt và nhiều lá. Việc chăm sóc loại cây này không khó, miễn là đất trong chậu tơi xốp, không tích tụ nước và trồng ở nơi có nhiều ánh sáng thì nó sẽ phát triển mạnh mẽ.
Về tưới nước, không nên tưới nước quá nhiều kẻo khiến rễ cây bị úng nước, tốt nhất nên tưới 3 - 4 ngày/lần. Ngoài ra, muốn cây tùng la hán có hình dáng đẹp thì bạn cần cắt tỉa định kỳ mỗi tháng một lần.