Hoài Nam cho biết, hoa cúc nở bền từ 3-5 tuần tùy theo nhiệt độ lúc nở, càng lạnh màu hoa càng đậm và lâu tàn.
Sống nhà tầng, mẹ đảm Hà Tĩnh làm hẳn 3 khu vườn, vừa có rau xanh quả ngọt vừa có hoa thơm
Tổng khu vườn cả 3 tầng là 140m2.
Cuối năm 2020, gia đình chị Hồng Thanh ở TP Hà Tĩnh xây nhà 4 tầng. Có ý định trồng rau từ trước khi xây nhà nên chị đã yêu cầu thiết kế 1 vườn sân thượng trên cùng với diện tích 70m2, ban công tầng 4 có diện tích 40m2 và ban công tầng 3 với diện tích 30m2.
Tổng khu vườn cả 3 tầng là 140m2. Toàn bộ hệ thống lan can sân thượng và ban công đều sử dụng bình hoa dạng gắn vào tường thay cho lan can thông thường, hệ thống chống thấm cũng được xử lý kỹ ngay từ đầu.
Chị Thanh đã làm vườn được 4 năm và năm nào cũng bội thu.
“Khi xây nhà, thay vì lợp mái thì mình để sân thượng bằng phẳng, xử lý một lớp chống thấm nền rồi mua gạch men lát nền loại trưng bày thanh lý cho đỡ tốn kém. Mình đặc biệt chú ý đến chống thấm để không bị hư hỏng nhà cửa. Còn về mục đích trồng rau, đó là xuất phát từ nhu cầu cung cấp rau sạch cho gia đình và xử lý số rác thải hữu cơ từ nhà bếp thành nguồn phân bón giúp bảo vệ môi trường”, chị Hồng Thanh chia sẻ.
Mẹ đảm Hà Tĩnh cho biết, ở sân thượng trên cùng, chị trồng nhiều loại rau quả theo từng thời điểm và mùa vụ như nho, dưa hấu, cà chua, dâu tây, cà tím, xà lách, rau cải, cải kale, bắp cải, các loại ớt cay, các loại rau thơm...
Rau quả được trồng tại sân thượng.
Ban công tầng 4 trồng các loại hoa theo mùa, đồng thời đặt thêm bộ bàn trà nhỏ để làm nơi thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng. Thi thoảng, gia đình cũng sẽ tổ chức các bữa tiệc ngoài trời tại đây. Ban công tầng 3, chị chọn trồng các loại cây gia vị như cây chanh, cây chúc, cây ớt cay...
Một góc tại ban công tầng 4.
Trong khu vườn trồng rất nhiều loại rau gia vị khác nhau như đinh lăng, bạc hà, húng quế,...
Chị Hồng Thanh chia sẻ thêm, năm đầu tiên chị trồng vào thùng xốp nhưng sau đó nhận thấy thùng xốp nhanh vỡ và bẩn, nên đã thay thế bằng thùng nhựa thông minh thiết kế chuyên trồng cây. Các chậu trồng cây đều để trên giá sắt giúp thông thoáng, thoát nước nhanh.
Theo chị Thanh, trồng rau trên sân thượng có rất nhiều ưu điểm như ít sâu bệnh hơn so với trồng mặt đất do ở trên cao, một số loại côn trùng tầng thấp không thể lên, nếu theo nguồn đất mang lên thì chỉ cần xử lý vài lần là hết. Cây trồng trong từng thùng nếu cây nào bị bệnh xử lý cây đó, không bị lây lan như trồng mặt đất.
Nếu sử dụng trồng trong thùng thông minh có đục lỗ bên thành sẽ giữ được lượng nước và dinh dưỡng nhất định, không bị thất thoát như trồng ở mặt đất. Minh chứng là về mùa hè, nếu trồng ở mặt đất sẽ phải tưới rất nhiều nước nhưng cây vẫn dễ héo hơn so với trồng sân thượng. Ngoài ra, rau quả trồng ở sân thượng sẽ sạch sẽ hơn nhiều so với trồng ở mặt đất.
Nhưng, bên cạnh đó cũng có khá nhiều khó khăn như thường xuyên phải vận chuyển phân và đất lên tầng cao. Do lượng đất hạn chế nên phải cung cấp dinh dưỡng thường xuyên, công việc ban ngày bận rộn nên chị chỉ có thể tranh thủ buổi tối hoặc sáng sớm để chăm sóc cây.
“Cha ông ta nói không sai: ‘Nhất giống - nhì phân - tam cần - tứ nước’. Đây là 4 yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định thành công khi trồng cây”, chị Hồng Thanh nói.
Muốn rau phát triển tươi tốt thì đầu tiên phải chọn được giống khỏe mạnh, kháng bệnh tốt. Tiếp theo “nhì phân” có nghĩa là luôn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây trồng trong từng giai đoạn.
Một số nông sản trong vườn nhà mẹ đảm Hà Tĩnh.
Đất là yếu tố cực kỳ quan trọng nên phải xử lý kỹ các mầm bệnh trong đất, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trước khi trồng. Chị Hồng Thanh mua đất phù sa về tự trộn với tỷ lệ: Đất phù sa 40%, phân chuồng hoai mục 35%, vỏ trấu 15% (giúp đất tơi xốp lâu dài), vỏ trứng xay mịn 5%, vôi bột, đạm cá tự ủ và Trichoderma 5%.
Trộn đất xong, chị để đất nghỉ ít nhất 1 tuần trước khi trồng. Mẹ đảm cho biết, với lượng dinh dưỡng này, đủ cho cây con phát triển trong 1 tháng mà không cần bón gì thêm, chỉ tưới nước. Sau 1 tháng bắt đầu bón thay phiên phân bò ủ hoai, phân gà ủ hoai, rác hữu cơ nhà bếp, đạm cá, chuối, trứng ủ...
“Tam cần” chính là sự chăm chỉ, chuyên cần, kiên trì của người làm vườn. Thường xuyên chăm sóc, kiểm tra để kịp thời xử lý các vấn đề xảy ra với cây trồng.
“Tứ nước” nghĩa là luôn phải đủ nước cho cây trồng, không để cây bị khô hạn dẫn đến héo, yếu sức và chết. Việc tưới nước phụ thuộc từng loại cây, có những loại phải tưới thường xuyên, nhưng có những loại 3-4 ngày mới cần tưới 1 lần.
Vụ dưa hấu năm nay, chị Thanh trồng thành công 100 gốc, thu hoạch được 600 quả, mỗi quả nặng 1,5 - 2kg.
Ngoài 4 yếu tố kể trên, chị Hồng Thanh nhận thấy còn cần có “ngũ nắng”, bởi hầu hết các loại cây đều phải cần đủ nắng để sinh trưởng và phát triển. Nếu thiếu nắng, cây sẽ không thể phát triển tốt được.
Không chỉ cung cấp rau củ quả sạch cho gia đình, khu vườn còn là nơi để gia đình chị Thanh thư giãn tinh thần, giải tỏa mệt mỏi.
“Ban đầu mình chỉ trồng rau cung cấp cho gia đình, nhưng không ngờ sản lượng thu hoạch được dư thừa khá nhiều nên mình đem biếu người thân. Ngoài ra, mình còn dùng để chế biến các món ăn cho khách hàng, vì mình là đầu bếp.
Một điều khá quan trọng nữa, khu vườn đã mang lại giá trị tinh thần cực kỳ to lớn cho các thành viên trong gia đình mình sau những giờ làm việc mệt mỏi. Đó cũng là địa điểm tham quan chụp ảnh cho người thân, bạn bè, nơi tổ chức những bữa tiệc nhỏ ấm áp và vui vẻ”, chị Hồng Thanh chia sẻ.
Tin liên quan
“Các bạn cứ bảo nhà tôi ở trên khu đất vàng mấy chục tỷ, khó chịu vô cùng! Nếu có bán được cũng chỉ vài tỷ thôi, không phải ti tỉ đâu”, Táo...
Vì là cây mọc dại nên chúng rất dễ sống, chỉ cần rắc hạt hoặc cắm cành vào đất thì không lâu sau sẽ mọc thành cây mới.
Nếu thấy những loài hoa này héo úa, vàng lá, đừng vội vứt đi mà phí. Hãy thay đổi cách bảo trì, chúng sẽ sống sót qua mùa hè.
Tin bài cùng chủ đề Vườn xinh của mình
Tiểu Ngô khuyên rằng khi trồng dâu tây ngoài ban công, nên chọn giống kháng sâu bệnh và có năng suất cao.