Trên thân trầu bà có một "cơ quan nhỏ", dạy bạn mở ra cây sẽ mọc không dừng lại được

Nhật Linh - Ngày 20/06/2022 15:00 PM (GMT+7)

Tuy quen nhưng không phải ai cũng biết cách trồng và chăm sóc cây trầu bà để cây có thể phát triển tốt. 

Cây trầu bà là một loài cây dây leo thân mềm, thường bò dài hoặc buông trên các chậu treo trên giàn, trên ban công, cửa sổ,... Lá cây trầu bà có hình dáng tựa như hình trái tim. Hoa của cây trầu bà có hình dạng khá giống với lá, cuống hoa ngắn. Rễ cây dài, màu trắng, không chỉ lan dưới đất mà có thể tủa ra ở các mắt trên thân cây. 

Bên cạnh làm cảnh, cây trầu bà còn có công dụng hấp thu các chất độc trong không khí, loại bỏ bụi bẩn, khiến không khí trở nên trong lành và thoáng đãng hơn. Nếu trồng cây trầu bà trong bể thủy sinh, rễ cây cũng có công dụng làm sạch nước và giúp nước trở nên trong hơn.

Trên thân trầu bà có một amp;#34;cơ quan nhỏamp;#34;, dạy bạn mở ra cây sẽ mọc không dừng lại được - 1

Tuy quen nhưng không phải ai cũng biết cách trồng và chăm sóc cây trầu bà để cây có thể phát triển tốt. Bạn có biết, trầu bà leo có một công tắc sinh trưởng trên cây, nếu "bật" được đúng chúng sẽ mọc nhanh, không thể ngừng leo. 

1. "Công tắc" trên cây của cây trầu bà

Bạn có biết, cây trầu bà không chỉ có rễ ở dưới đất mà còn có bộ rễ ở trên cao, tương đương với công tắc sinh trưởng của cây. 

Những chiếc rễ trên không này thường mọc trên thân, những người từng chăm sóc trầu bà hẳn đều đã nhìn thấy chúng, chúng ta không nên cắt những rễ trên không này mà hãy giữ lại, vì chúng có thể tiếp xúc với không khí quanh năm hấp thu chất dinh dưỡng khác từ không khí.

Ngoài ra, trầu bà ưa môi trường ẩm ướt, rễ trên không của nó cũng có thể hút một phần nước để cành và lá phát triển, vì vậy trong quá trình duy trì cây, ngoài việc phun thêm nước để làm tăng độ ẩm thì cũng nên phun nước vào bộ rễ trên không để cây phát triển mạnh mẽ, lá trở nên xanh bóng hơn.

Trên thân trầu bà có một amp;#34;cơ quan nhỏamp;#34;, dạy bạn mở ra cây sẽ mọc không dừng lại được - 2

2. Lưu ý khi chăm sóc cây trầu bà

- Đây là một loại cây ưa ẩm, do đó, nếu trồng cây ngoài trời, bạn nên tưới nước mỗi ngày vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Nếu trồng trong nhà, bạn chỉ cần tưới nước mỗi tuần 2 lần cho cây đủ ẩm là được.

- Khi trồng cây trong đất, bạn cũng cần đảm bảo lượng nước vừa đủ, không quá nhiều, tránh hiện tượng ngập úng khiến cây sẽ bị vàng lá, thối rễ.

- Cây trầu bà trồng thủy sinh cần có lượng nước ngập 2/3 bộ rễ. Khi thấy chậu cạn nước, bạn cần đổ thêm nước vào và thay mới toàn bộ nước mỗi tuần.

- Về dinh dưỡng, bạn không cần sử dụng quá nhiều phân bón cho cây. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bạn cũng có thể dùng một số loại phân bón cho lá để cây phát triển tốt hơn.

Trên thân trầu bà có một amp;#34;cơ quan nhỏamp;#34;, dạy bạn mở ra cây sẽ mọc không dừng lại được - 3

- Để nhân giống cây trầu bà, bạn có thể sử dụng các phương pháp như giâm cành, trồng trong đất bằng phương pháp thủy canh. Để thực hiện, bạn cắt một đoạn cành đã có mầm, sau đó trồng vào chậu cát thô hoặc chậu đá trân châu. Cây con sau khi vừa được nhân giống sẽ có lá nhỏ, tuy nhiên, theo thời gian, lá sẽ lớn dần lên theo sự sinh trưởng của cây.

Bàn thờ bỗng xuất hiện dấu hiệu này gia chủ cần lưu ý thay đổi
Nếu thấy bát hương không còn ở vị trí như cũ, gia chủ nên tìm cách hóa giải để xua đuổi những điều không may có thể sẽ ập đến trong tương lai.

Phong thủy nhà ở

Theo Nhật Linh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nhà - Vườn