Vỏ tỏi không phải thứ rác rưởi, người thông minh giữ lại làm thành thứ có tiền cũng khó mua

Nhật Linh - Ngày 17/07/2022 05:21 AM (GMT+7)

Chúng ta thường vứt bỏ vỏ tỏi sau khi lột vỏ, nhưng thực tế vỏ tỏi có rất nhiều công dụng. 

1. Dùng vỏ tỏi vùi vào đất

Ta có thể vùi vỏ tỏi vào lọ hoa rồi trộn với đất, vỏ tỏi rất giàu chất dinh dưỡng, sau một thời gian ủ lên men có thể trở thành một loại phân bón rất tốt. Bạn không chỉ có thể tiết kiệm tiền mua phân bón hoa mà còn có thể làm cho hoa và cây cối tươi tốt hơn. 

Hoặc nếu bạn có chăn nuôi tại nhà, bạn có thể thêm một ít vỏ tỏi vào thức ăn của vật nuôi. Các chất dinh dưỡng trong vỏ tỏi cũng có thể thúc đẩy sự phát triển của vật nuôi và tiết kiệm rất nhiều tiền thức ăn.

Vỏ tỏi không phải thứ rác rưởi, người thông minh giữ lại làm thành thứ có tiền cũng khó mua - 1

2. Dùng tỏi bổ sung chất dinh dưỡng cho cây

Ðối với cây xanh có thể phun nước tỏi thường xuyên, ví dụ như cây trầu bà, lá của nó thường bị vàng do không đủ dinh dưỡng, lúc này người trồng hoa có thể pha nước tỏi 1:500 để tưới cho cây để lá xanh. Trên thực tế, điều quan trọng nhất là nó có chứa một số chất dinh dưỡng màu mỡ, có thể làm tăng sức sống cho cây xanh, vừa khử được vi khuẩn, vừa có thể tiêu độc làm cho cây xanh tươi hơn.

Ðối với cây đang ra hoa, bạn cũng có thể phun một ít nước tỏi lên cây. Lưu ý nên phun ít hơn, vì nhiều sẽ làm hoa bị héo sớm hơn, trong khi đó dùng lượng vừa phải, sau khi phun sẽ làm hoa nở và thời gian ra hoa lâu hơn, màu sắc của hoa sẽ đậm hơn. Dù là cây có hoa hay cây xanh cũng không nên sử dụng nước tỏi thường xuyên, tốt nhất là 1-1,5 tháng tưới 1 lần.

Vỏ tỏi không phải thứ rác rưởi, người thông minh giữ lại làm thành thứ có tiền cũng khó mua - 2

3. Dùng tỏi trừ sâu

Ngoài để thay phân bón, có thể dùng nước tỏi trên phun lên một số lá bị sâu bệnh, mục đích loại bỏ được sâu bệnh càng sớm càng tốt. Các loại côn trùng gây hại như là rệp, ruồi đen nhỏ, nhện đỏ,… đều rất kị mùi tỏi.

Vì vậy khi dùng nước tỏi xịt vào cây, 1 là côn trùng sẽ bỏ đi, 2 là sẽ bị tiêu diệt. Như vậy, vỏ tỏi vừa có thể cung cấp dinh dưỡng cho cây lại bảo vệ cây khỏi côn trùng gây hại mà không dùng tới hóa chất cũng không tốn kém. Cách làm này thực sự rất đáng để các "nông dân đô thị" học hỏi, làm theo.

Ngoài ra, chúng ta có thể dùng 4 loại: Ớt, tỏi, hành, gừng... làm hỗn hợp tưới cây. Loại nước này chứa hàm lượng lớn axit có tác động đến các bộ phận như mắt, da của những loài sâu bọ hại cây trồng và có thể tiêu diệt, xua đuổi chúng.

Vỏ tỏi không phải thứ rác rưởi, người thông minh giữ lại làm thành thứ có tiền cũng khó mua - 3

Để tự tạo thuốc trừ sâu từ những nguyên liệu này, bạn giã nhỏ 1kg tỏi, 1 kg ớt, 1kg gừng rồi đem ngâm trong 3 lít rượu đựng trong chum hoặc thùng kín.

Cũng có thể ngâm riêng từng loại riêng lẻ, 1kg nguyên liệu thì ngâm với 1 lít rượu. Sau thời gian ngâm 15 ngày, các chất gây cay có trong nguyên liệu sẽ trộn đều vào rượu và có nồng độ đậm đặc nhất, rất tốt cho việc tiêu diệt sâu hại.

Có 3 loại cây may mắn ông bà trồng con cháu luôn giàu sang, sống lâu năm là điềm lành
Vẻ bề ngoài mộc mạc của cây mộc hương không được rạng rỡ như những loài cây khác nhưng bên trong lại tỏa hương thơm mang một vẻ đẹp chất phác.

Phong thủy nhà ở

Theo Nhật Linh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nhà - Vườn