3 chứng bệnh là thủ phạm khiến trẻ thấp còi, rất dễ mắc phải

Ngày 09/07/2019 08:00 AM (GMT+7)

Đây đều là những bệnh dễ gặp ở trẻ dưới 3 tuổi – giai đoạn vàng trong tăng trưởng chiều cao của trẻ và quyết định 60% chiều cao khi trưởng thành. Vì vậy, bố mẹ cần hết sức lưu ý.

Bệnh tiêu chảy

Các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, nhiễm trùng đường ruột ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ. Nghiên cứu của giáo sư SR. Moore (Khoa Tiêu hóa và Dinh dưỡng, Đại học Virginia, Mỹ) thực hiện trong 10 năm ở 119 trẻ phía bắc Brazil cho thấy, trong 2 năm đầu đời, nếu trung bình một bé bị 7 đợt tiêu chảy thì lúc 7 tuổi sẽ thấp hơn 3,6 cm so với bạn cùng lứa tuổi không mắc bệnh.

Nghiên cứu của Ariana Weisz (Đại học Washington, Mỹ) và các cộng sự trên nhóm trẻ trong độ tuổi từ 6 – 18 tháng tuổi ở Malawi (châu Phi) chỉ ra, dù cùng được tiếp nhận dinh dưỡng bổ sung như nhau nhưng trẻ bị tiêu chảy càng nhiều ngày thì sau 2 tuổi sự tăng trưởng chiều cao và cân nặng càng bị suy giảm.

Các chuyên gia y tế nhận định, tiêu chảy và suy dinh dưỡng có mối tương quan rất lớn: tiêu chảy dẫn đến suy dinh dưỡng, suy dinh dưỡng khiến trẻ dễ bị tiêu chảy… Về lâu dài, vòng luẩn quẩn đó tác động đến sự phát triển chiều cao và trí tuệ của trẻ.

Nguyên nhân được giải thích là do khi bị nhiễm trùng đường ruột (có tiêu chảy hoặc không), trẻ có nguy cơ mất protein qua đường ruột, giảm hấp thu dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển.

3 chứng bệnh là thủ phạm khiến trẻ thấp còi, rất dễ mắc phải - 1

Tiêu chảy ảnh hưởng lớn tới cả cân nặng và chiều cao của trẻ

Điều đáng lo ngại là dù được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ thì trẻ tiêu chảy nhiều lần vẫn bị thấp còi hơn các trẻ khác. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo, để con phát triển tốt cả chiều cao lẫn cân nặng, bố mẹ đừng quên các biện pháp phòng ngừa bệnh cho trẻ, đặc biệt là những bệnh nhiễm trùng lây truyền qua bàn tay người chăm sóc và bàn tay trẻ.

Bệnh giun sán

Cũng theo kết quả nghiên cứu của giáo sư SR. Moore và cộng sự, trẻ bị nhiễm giun cũng sẽ ảnh hưởng đến chiều cao. Cụ thể, trẻ bị giun trong 2 năm đầu đời khi lên 7 tuổi sẽ thấp hơn các bạn khác 4,6cm. Nếu trẻ vừa bị tiêu chảy, vừa mắc giun sán trong thời gian này thì chiều cao có thể giảm tới 8,2cm.

Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, 80% bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất hiện nay như tiêu chảy, tay chân miệng, thương hàn, giun sán… đều liên quan đến hành vi không rửa tay bằng xà phòng. Bởi vậy, biện pháp phòng bệnh đơn giản nhất là rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi vệ sinh. Bên cạnh đó, quá trình chế biến các thực phẩm cũng cần được lưu ý đảm bảo vệ sinh và nguyên tắc ăn chín uống sôi.

3 chứng bệnh là thủ phạm khiến trẻ thấp còi, rất dễ mắc phải - 2

Trẻ cần rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh để phòng bệnh tiêu chảy, giun sán

Bệnh còi xương

Còi xương là một rối loạn về xương do thiếu vitamin D, canxi hoặc phospho. Đây là những vi chất đặc biệt quan trọng giúp hệ xương phát triển khỏe mạnh. Những người bị còi xương có nguy cơ xương yếu và mềm, còi cọc, nghiêm trọng hơn có thể bị dị tật xương.

Vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi và phospho qua đường tiêu hóa. Tại xương, vi chất này cùng hormone cận giáp kích thích chuyển hóa canxi và phospho, làm tăng quá trình lắng đọng canxi tại xương.

Bệnh còi xương dễ gặp nhất ở trẻ em từ 6 đến 36 tháng tuổi - giai đoạn trẻ tăng trưởng nhanh chóng, cần nhiều vitamin D để hấp thụ canxi, phospho, củng cố và phát triển hệ xương. Dấu hiệu ban đầu của trẻ bị còi xương bao gồm: trẻ hay quấy khóc về đêm, ngủ không ngon giấc, hay trằn trọc giật mình, ra nhiều mồ hôi trộm khi ngủ, rụng tóc hình vành khăn.

3 chứng bệnh là thủ phạm khiến trẻ thấp còi, rất dễ mắc phải - 3

Còi xương ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và chiều cao nhưng rất dễ gặp ở trẻ dưới 3 tuổi

Khi các dấu hiệu trên không được khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến các biểu hiện ở xương như thóp rộng, bờ thóp mềm, lâu liền thóp, răng mọc chậm, trương lực cơ nhẽo, chậm vận động (lẫy, bò, đi)… Dấu hiệu còi xương nặng có di chứng như mình dô ức gà, chân vòng kiềng, chân hình chữ X, co giật do hạ canxi máu…

Để phòng ngừa bệnh còi xương, Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ; Hiệp hội Nhi khoa châu Âu về Tiêu hóa, Gan học, và Dinh dưỡng; Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam khuyến cáo, mọi trẻ dù bú mẹ hoàn toàn hay không hoàn toàn cần được bổ sung 400 IU vitamin D/ngày ngay từ sau khi sinh ra.

Vitamin D3 được chứng minh làm tăng nồng độ 25 (OH) D trong máu nhiều hơn 2-3 lần so với vitamin D2 và dạng vitamin D3 đang được ưa chuộng nhất hiện nay là vitamin D3 dạng xịt. Lý do là bởi dạng xịt rất dễ sử dụng, chuẩn liều 400 IU theo khuyến cáo trong mỗi lần xịt, khả năng hấp thu vượt trội hơn so với các dạng khác và có mùi vị dễ chịu khiến trẻ thích thú bổ sung hơn.

Ngoài ra, suy dinh dưỡng, béo phì hay một số bệnh mãn tính khác liên quan đến tim, gan, phổi… có thể làm chậm quá trình tăng trưởng. Trong trường hợp này, việc nhận biết và điều trị đúng các tình trạng của bệnh là phương pháp cơ bản và hiệu quả nhất để khôi phục sự tăng trưởng bình thường cho trẻ.

Nguồn: [Tên nguồn].