Sau 1000 ngày đầu đời, dậy thì chính là giai đoạn “vàng” cuối cùng để phát triển chiều cao cho trẻ mà bố mẹ phải hết sức chú ý.
Dậy thì là độ tuổi mà trẻ có nhiều thay đổi về cả thể chất lẫn tinh thần, bao gồm sự tăng trưởng xương và cơ một cách nhanh chóng.
Dậy thì là một trong hai giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ
Vì sao dậy thì là giai đoạn phát triển chiều cao quan trọng của trẻ nhỏ?
Bước vào tuổi dậy thì, não bộ truyền tín hiệu Hormone đến một số bộ phận thúc đẩy quá trình sản sinh các Hormone kích thích sự tăng trưởng, hình thành và phát triển xương, cơ, da, cơ quan sinh sản...
Lúc này, cơ thể giải phóng hàm lượng lớn Hormone steriod sinh dục, Hormone tăng trưởng GH (Growth Hormone), các yếu tố tăng trưởng giống như insulin - IGF-1 và chuyển hóa 1,25-dihydroxy của vitamin D giúp cải thiện quá trình hấp thu canxi tại ruột non, đồng thời tác động lên khối xương kích thích sự tăng sinh, tái tạo xương tổng thể, khiến xương chắc khỏe, các đầu xương dài ra,...
Trên thực tế, độ tuổi bắt đầu dậy thì giữa nam và nữ không giống nhau, thường vào khoảng 8 - 12 tuổi ở các bé gái và 9 - 14 tuổi ở các bé trai.
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, giai đoạn 10 tuổi, bé gái có thể tăng thêm 10cm chiều cao/năm và đạt đỉnh 15cm/năm ở năm 12 tuổi. Trong khi đó, các bé trai sẽ tăng 10cm/năm khi được 12 tuổi, và phải đến 15 tuổi mới có thể đạt đỉnh tăng trưởng chiều cao tối đa là 15cm/năm. Ước tính tốc độ tăng trưởng chiều cao có xu hướng giảm dần vào khoảng 15 tuổi ở nữ và 17 tuổi ở nam.
Sự phát triển cao trong giai đoạn dậy thì quyết định đến 23% chiều cao trung bình ở người trưởng thành. Đây cũng là cơ hội cuối cùng để tăng chiều cao cho trẻ mà bố mẹ cần đặc biệt chú ý.
Làm thế nào để tăng chiều cao ở tuổi dậy thì một cách hiệu quả?
Tận dụng những lợi thế có được từ giai đoạn “vàng” tuổi dậy thì, việc bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ các dưỡng chất, tăng cường vận động, ngủ nghỉ hợp lý,... không những giúp trẻ có sức khỏe mà còn thúc đẩy phát triển chiều cao tối đa. Dưới đây là một số lưu ý bố mẹ cần biết đối với độ tuổi này:
Ngủ đúng và đủ giấc
Thời gian hoạt động mạnh nhất của hormone GH là từ 10h đêm đến 3h sáng
Khoa học đã chứng minh, giấc ngủ có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự tăng trưởng xương của trẻ nhỏ. Sở dĩ vậy là bởi khi ngủ say, tuyến yên ở não bộ giải phóng lượng Hormone tăng trưởng GH (Growth Hormone) - yếu tố thúc đẩy sự phát triển xương cao gấp 4 lần so với lúc thức và cao nhất vào khoảng 22h tối đến 3h sáng hôm sau. Đồng thời, tư thế nằm cũng giúp giảm thiểu áp lực của trọng lượng cơ thể lên lớp sụn ở đầu xương giúp xương phát triển dễ dàng hơn.
Trẻ cần đi ngủ sớm, trước 22h tối và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để phát huy tốt nhất quá trình sản sinh Hormone tăng trưởng của tuyến yên giúp tăng chiều cao một cách hiệu quả.
Tránh gây áp lực cho trẻ
Áp lực học hành quá lớn khiến trẻ không đạt chiều cao tối đa
Nhiều người không biết rằng cảm xúc, tâm trạng cũng tác động đến sự phát triển thể chất của trẻ nhỏ. Ở độ tuổi dậy thì, trẻ thường dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, sợ hãi, tức giận gây ức chế quá trình phát triển bình thường của hệ xương cũng như các hoạt động khác trong cơ thể. Ngược lại, khi giữ cảm xúc hạnh phúc, vui trẻ, lượng hormone tăng trưởng tiết ra nhiều hơn 10%. Hiểu được tầm quan trọng của yếu tố này, các chuyên gia sức khỏe thường khuyên bố mẹ không nên tạo áp lực học hành cho con để giảm thiểu những gánh nặng tâm lý trong suốt giai đoạn trưởng thành.
Tăng cường vận động
Bơi lội giúp thúc đẩy quá trình tăng trưởng xương hiệu quả
Các nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt động thể chất ở tuổi dậy thì có tác động đáng kể đến đặc điểm khoáng xương của những người ở độ tuổi 18.
Quá trình vận động không chỉ thúc đẩy sự sản sinh các hormone tăng trưởng ở não bộ mà còn giúp hệ cơ xương của trẻ phát triển dẻo dai, khỏe mạnh hơn, mang lại một vóc dáng cân đối và gọn gàng.
Bố mẹ nên khuyến khích trẻ chơi các môn thể dục thể thao như bóng rổ, bơi lội, cầu lông, xà ngang,... Đồng thời, tạo điều kiện cho con tham gia những hoạt động ngoài trời để kích thích sự vận động của các giác quan, não bộ và hấp thu vitamin D3 - yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ từ ánh nắng mặt trời.
Chế độ dinh dưỡng
Bổ sung 800IU Vitamin D3/ngày giúp trẻ cao thêm 2cm mỗi năm
Protein và canxi là các nguyên liệu chính của quá trình cấu tạo xương trong cơ thể. Việc bổ sung các thực phẩm giàu canxi và protein như thịt bò, các loại cá và hải sản có vỏ (tôm, cua, sò), trứng, sữa, ngũ cốc... vào thực đơn hàng ngày là cần thiết đối với trẻ ở độ tuổi dậy thì.
Đặc biệt hơn, trẻ cũng cần cung cấp đủ hàm lượng vitamin D3 cần thiết mỗi ngày để giúp cơ thể hấp thu tốt canxi từ thực phẩm, hỗ trợ quá trình phát triển hệ xương răng chắc khỏe, tăng cường miễn dịch,... Nhiều nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới đã chứng minh, bổ sung 800IU vitamin D3/ngày sẽ giúp cho trẻ tăng thêm 2cm chiều cao trong độ tuổi này so với các bạn không được bổ sung.
Ngoài ra, bố mẹ nên hạn chế cho con ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh (fastfood), đồ uống có gas, tránh xa bia, rượu, đồ uống có cồn,... sẽ kìm hãm sự tăng trưởng chiều cao của trẻ.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy khi trẻ được quan tâm, nuôi dưỡng trong môi trường xã hội lành mạnh, tích cực rèn luyện thể dục thể thao, ngủ nghỉ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý thì chiều cao vẫn có thể tiếp tục tăng khoảng 1-2cm/năm cho đến 25 tuổi ở nữ giới và 28 tuổi ở nam giới.