Tiền dậy thì - những điều mẹ cần nhớ để nuôi con chân dài vượt trội

Ngày 02/07/2019 07:59 AM (GMT+7)

Rất khó để biết chính xác ranh giới giữa giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì ở mỗi trẻ, vì thế, cách tốt nhất là đảm bảo chế độ chăm sóc tốt trong suốt cả hai giai đoạn.

Nhiều phụ huynh thường quan tâm đến giai đoạn dậy thì, khi trẻ có các dấu hiệu rõ rệt như kinh nguyệt, vỡ giọng, nổi mụn... mới bắt đầu tập trung cao độ vào dinh dưỡng để trẻ tăng chiều cao. Tuy nhiên, khi bố mẹ nhận ra những thay đổi này thì đồng nghĩa với việc thời kỳ phát triển đỉnh cao của trẻ sắp kết thúc. Do đó, cần quan tâm trẻ ở cả giai đoạn "tạo đà" - tiền dậy thì.

Dấu hiệu nhận biết giai đoạn tiền dậy thì

Tiền dậy thì với trẻ em Việt thường là 9 - 10 tuổi (với nữ) và 10 - 11 tuổi (với nam). Trong thực tế, giai đoạn này ở mỗi trẻ mỗi khác, có trẻ sẽ bước vào giai đoạn tiền dậy thì từ 8 tuổi hoặc có thể sớm hơn.

Ở trẻ gái, biểu hiện tiền dậy thì đầu tiên là mô vú bắt đầu phát triển. Một số bé sẽ xuất hiện lông ở các vùng kín ở nách, mu... nhưng lông mảnh và nhạt màu.

Ở trẻ trai, lông nách, mu... cũng dần xuất hiện và chưa đậm màu; bìu lớn dần, màu của da bìu dần trở nên sậm hơn trong khi dương vật chưa có dấu hiệu thay đổi.

Tiền dậy thì - những điều mẹ cần nhớ để nuôi con chân dài vượt trội - 1

Tiền dậy thì – giai đoạn tạo đà quan trọng cho chiều cao của trẻ

Đây là giai đoạn trẻ phát triển mạnh về thể chất, chiều cao của trẻ nữ tăng khoảng 6cm/năm và trẻ nam tăng 7cm/năm. Nếu chế độ dinh dưỡng tốt, nghỉ ngơi hợp lý, vận động khoa học, trẻ có thể tăng nhiều hơn và tạo tiền đề tốt cho giai đoạn dậy thì. Do trẻ thường hoạt động nhiều nên phụ huynh cũng cần lưu ý cách chăm sóc để con yêu có thể phát triển hết tiềm năng.

Lưu ý cho trẻ thêm cao giai đoạn tiền dậy thì

- Về dinh dưỡng:

Giai đoạn này, dinh dưỡng trẻ cần không kém một người trưởng thành. Trẻ vẫn cần đảm bảo đa dạng dinh dưỡng, đủ các nhóm chất, bao gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Trong đó, nhóm tinh bột trẻ cần khoảng 6 bát cơm vừa/ngày, có thể thay thế bằng bún, phở, bánh mì, khoai…). Để phát triển cơ bắp, lượng đạm trong khẩu phần ăn chiếm 14 – 15% tổng năng lượng (khoảng 150gr thịt/cá/đậu/trứng/tôm…). Lưu ý, đạm động vật nên được ưu tiên hơn vì chứa nhiều sắt giúp chống thiếu máu, giúp xây dựng cấu trúc tế bào và hoàn thiện phát triển các nội tiết tố về giới tính…  

Nhóm rau củ quả cũng không nên bỏ qua, trẻ lứa tuổi này cần từ 150 – 200gr rau, củ, quả để cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển. Chất béo (dầu, mỡ) nên chiếm 20-25% năng lượng khẩu phần, tương đương khoảng 40 – 50gr/ngày để vừa cung cấp năng lượng, vừa giúp cơ thể hấp thụ vitamin tan trong chất béo như A, D, E, K…

Tiền dậy thì - những điều mẹ cần nhớ để nuôi con chân dài vượt trội - 2

Trẻ cần được chú trọng về dinh dưỡng để tăng chiều cao

Trẻ cần chú ý đến canxi – khoáng chất chính trong cấu trúc hệ xương, giúp xương chắc khỏe và phát triển. Ở lứa tuổi tiền dậy thì, trẻ cần khoảng 1000 – 1200mg canxi/ngày. Phụ huynh có thể tăng cường các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, hải sản có vỏ, cá nhỏ kho nhừ ăn cả xương, đậu phụ, sữa và chế phẩm từ sữa…

Tuy nhiên, canxi cần đi kèm với vitamin D3 mới phát huy được hiệu quả. Nếu mẹ chỉ chăm chăm bổ sung canxi mà con thiếu vitamin D3 thì phần lớn lượng canxi này sẽ bị đào thải hết ra ngoài. Nhu cầu vitamin D dự phòng của trẻ giai đoạn này là 800IU/ngày. Cách hiệu quả và tiện lợi nhất để đảm bảo trẻ không thiếu vitamin D là bổ sung bằng sản phẩm vitamin D3 dạng xịt, chỉ cần 2 nhát xịt/ngày là đủ lượng vitamin D trẻ cần theo khuyến cáo.

Ngoài ra, sắt, kẽm cũng rất cần thiết cho trẻ và chúng đều may mắn có khá nhiều trong thực phẩm như thịt, cá, trứng, hải sản có vỏ cứng như ngao, sò, hàu, tôm, đậu…

Bên cạnh đó, bố mẹ nên lưu ý hạn chế cho trẻ ăn các đồ ăn chiên xào nhiều lần, thức ăn nhanh, nước ngọt, nước có ga… dễ gây béo phì và giảm khả năng hấp thụ canxi trong cơ thể.

- Về vận động và giấc ngủ:

Tập thể dục thể thao đều đặn và hình thành thói quen vận động khoa học sẽ giúp trẻ có những bước nhảy vọt về chiều cao. Hoạt động thể thao giúp hormone tăng trưởng GH tiết ra nhiều hơn, kích thích các cơ, sụn và tăng khối lượng xương. Bên cạnh đó, vận động cũng giúp quá trình trao đổi chất, tuần hoàn máu trong cơ thể, trẻ sẽ cảm thấy khỏe khoắn, ăn uống ngon hơn và ngủ sâu hơn – kích thích chiều cao phát triển nhanh hơn.

Tiền dậy thì - những điều mẹ cần nhớ để nuôi con chân dài vượt trội - 3

Cho trẻ chơi các môn thể thao bật nhảy rất có lợi cho chiều cao

Các môn thể thao rất tốt cho giai đoạn tiền dậy thì để nâng tầm vóc gồm có bóng rổ, xà đơn, bơi lội, bóng chuyền, các môn thể thao hoặc hoạt động bật nhảy nhiều… Lưu ý, trước khi cho con tham gia môn thể thao nào, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám sức khỏe để lựa chọn môn thể thao và mức độ tập phù hợp.

Ngoài ra, để chiều cao phát triển tốt, trẻ nên được ngủ sớm trước 10h đêm vì từ thời điểm 10h đêm đến 3h sáng, hormone tăng trưởng GH hoạt động mạnh nhất. Trẻ ngủ sâu giấc trong thời gian này sẽ giúp việc tiết ra hormone GH đạt tối đa. 90% sự phát triển xương cũng diễn ra lúc ngủ, do đó, hãy đảm bảo con ngủ sớm và đủ (hơn 8 tiếng/ngày) để kích thích xương dài ra…

Nguồn: [Tên nguồn].