Làng nghề "đệ nhất dao kéo đất Thăng Long" và hành trình giữ trăm năm giữ lửa rèn

Ngày 17/02/2021 17:30 PM (GMT+7)

Nói đến ngôi làng “đệ nhất dao kéo đất Thăng Long", người ta nghĩ ngay đến làng rèn Đa Sỹ, nằm bên dòng sông Nhuệ thuộc quận Hà Đông, Hà Nội. Chạy dọc từ đình Đa Sỹ đi sâu vào trong làng, tiếng máy mài, tiếng búa thi nhau vang lên từ sáng tới chiều. Sản phẩm của làng rèn phục vụ người tiêu dùng cả trong và ngoài nước.

Làng nghề "đệ nhất dao kéo đất Thăng Long" và hành trình trăm năm giữ lửa rèn

Làng nghề amp;#34;đệ nhất dao kéo đất Thăng Longamp;#34; và hành trình giữ trăm năm giữ lửa rèn - 1

Nói về nguồn gốc của làng rèn Đa Sỹ, ông Đinh Công Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội làng nghề làng Đa Sỹ chia sẻ: "Làng rèn khởi phát từ cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18, khi cha ông ta làm giáo mác, cơ khí đánh giặc ngoại xâm. Khi đất nước thanh bình, các cụ quay trở về làm các vật dụng phục vụ nông nghiệp như cào, cuốc, cày bừa."

Làng nghề amp;#34;đệ nhất dao kéo đất Thăng Longamp;#34; và hành trình giữ trăm năm giữ lửa rèn - 2

Làng nghề rèn Đa Sỹ nổi tiếng cả nước với mặt hàng dao kéo chất lượng cao, thậm chí từng được xuất khẩu sang các nước láng giềng.

Làng nghề amp;#34;đệ nhất dao kéo đất Thăng Longamp;#34; và hành trình giữ trăm năm giữ lửa rèn - 3

Công đoạn để làm ra một sản phẩm dao, kéo ở Đa Sỹ rất công phu. Dao phải chọn thép tốt, tốt nhất là nhíp (dùng để rèn dao chặt) hoặc tanh lốp ôtô (dùng rèn loại dao nhỏ).

Làng nghề amp;#34;đệ nhất dao kéo đất Thăng Longamp;#34; và hành trình giữ trăm năm giữ lửa rèn - 4

Sau đó, thép được đưa vào lò nung đủ độ. Đặc biệt, để nung thép cho chuẩn, người ta thường dùng xỉ than. Khi rèn xong phải ủ vào tro củi để thép nguội từ từ, bởi nếu nguội nhanh thép sẽ giòn. Khi ủ xong mới vỗ cho nhẵn, giũa lưỡi cho sắc ngọt.

Làng nghề amp;#34;đệ nhất dao kéo đất Thăng Longamp;#34; và hành trình giữ trăm năm giữ lửa rèn - 5

Có được những sản phẩm như thế là do nhiều đời nghệ nhân của làng đúc kết cộng hưởng với sự sáng tạo không ngừng của các thế hệ sau và quan trọng hơn là tình yêu nghề, hăng say lao động ngấm vào máu của những người thợ thủ công nhiệt huyết. "Chúng tôi làm sản phẩm ra thị trường phải luôn coi như chính sản phẩm cho mình dùng, sản phẩm lỗi, hỏng phải bỏ ngay lập tức, không xuất xưởng. Phải luôn làm bằng cái tâm của mình, có như thế mới bền lâu được," anh Đinh Công Tuấn - một người thợ lành nghề trong làng chia sẻ.

Làng nghề amp;#34;đệ nhất dao kéo đất Thăng Longamp;#34; và hành trình giữ trăm năm giữ lửa rèn - 6

Sau hàng trăm năm nhóm, giữ và truyền lại ngọn lửa lò, tới nay, nghề rèn ở Đa Sỹ từ chỗ là nghề phụ đã trở thành nghề chính. Trong làng có hơn 1.300 lò lửa vẫn ngùn ngụt cháy mỗi ngày.

Làng nghề amp;#34;đệ nhất dao kéo đất Thăng Longamp;#34; và hành trình giữ trăm năm giữ lửa rèn - 7

Mỗi sản phẩm của làng rèn Đa Sỹ đều được khắc tên, đây như là một nét truyền thống của làng nghề.

Làng nghề amp;#34;đệ nhất dao kéo đất Thăng Longamp;#34; và hành trình giữ trăm năm giữ lửa rèn - 8

Năm tháng qua đi, các sản phẩm của Đa Sỹ ngày càng đa dạng, phong phú. Cũng theo ông Đoán, người làng này giỏi nhất ở điểm có thể phục vụ tất cả mọi người. “Sản phẩm của chúng tôi từ con dao, cái kéo đến cái tràng, cái đục đến cái xà beng, cuốc, thuổng hay cái bay, con dao xây… bất cứ cái gì phục vụ từ trên rừng xuống dưới biển. Đấy là một niềm tự hào của người Đa Sỹ chúng tôi,” ông Đoán nói.

Làng nghề amp;#34;đệ nhất dao kéo đất Thăng Longamp;#34; và hành trình giữ trăm năm giữ lửa rèn - 9

Hiện nay, làng Đa Sỹ có 1.300 hộ sản xuất. Các sản phẩm rèn của làng Đa Sỹ hiện diện ở mọi nơi, từ Bắc vào Nam. Làng rèn đã tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, mặc dù thu nhập không cao nhưng ổn định cuộc sống.

Làng nghề amp;#34;đệ nhất dao kéo đất Thăng Longamp;#34; và hành trình giữ trăm năm giữ lửa rèn - 10

"Các nghệ nhân ở Đa Sỹ luôn dạy con cháu, học viên làm nghề phải có tâm, phải làm sản phẩm tốt thì mới giữ được nghề. Hiện nay, làng Đa Sỹ có khoảng 20% các gia đình làm các mặt hàng chất lượng cao, cho thu nhập tốt", ông Đoán tâm sự

Làng nghề amp;#34;đệ nhất dao kéo đất Thăng Longamp;#34; và hành trình giữ trăm năm giữ lửa rèn - 11

Làng rèn Đa Sỹ đã được Hiệp hội làng nghề Việt Nam công nhận là một trong những làng nghề tiêu biểu của Việt Nam. Quá trình sản xuất kinh doanh ngành nghề rèn của làng cũng đã được thành phố Hà Nội quy hoạch để bảo tồn và phát huy nghề truyền thống.

Làng nghề amp;#34;đệ nhất dao kéo đất Thăng Longamp;#34; và hành trình giữ trăm năm giữ lửa rèn - 12

Làng nghề khuôn bánh trung thu Thượng Cung vượt khó trước đại dịch Covid-19
Làng nghề làm khuôn bánh Thượng Cung, Thường Tín, Hà Nội như mọi năm lẽ ra đang vào mùa sản xuất. Thế nhưng trước tình hình dịch bệnh Covid 19 hầu hết...
Nguyễn Chương
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Video cùng chủ đề Clip HOT nhất tuần