Con cá đuối khổng lồ được ngư dân Campuchia bắt được đã trở thành loài cá lớn nhất thế giới.
Con cá đuối nước ngọt khổng lồ dài gần 4 mét nặng 300kg đã bị mắc câu trên sông Mê Kông ở tỉnh Stung Treng, phía đông bắc Campuchia.
Nó được ngư dân địa phương Moul Thun, 42 tuổi, câu được gần đảo Koh Preah. Người này sau đó gọi một nhóm các nhà bảo tồn đến để giúp anh ta xử lý con cá khổng lồ.
Các nhà sinh học đã đến và xác nhận rằng con cá đuối cái có biệt danh là "Boramy" có nghĩa là "trăng tròn" trong tiếng địa phương, là con lớn nhất và nặng nhất được ghi nhận.
Nó đánh bại kỷ lục trước đó về loài cá lớn nhất thế giới, một con cá da trơn được phát hiện ở Thái Lan năm 2005 nặng 293kg.
Con cá đuối cái khổng lồ nặng 300 kg. Ảnh: AFP
Nhà sinh vật học, Tiến sĩ Zeb Hogan, người dẫn chương trình "Monster Fish" của National Geographic cho biết: "Đây là một tin rất thú vị vì đây là loài cá lớn nhất thế giới. Đó là dấu hiệu hy vọng rằng những con cá khổng lồ này vẫn còn sống ở sông Mê Kông".
Các nhà sinh vật học từ dự án nghiên cứu Kỳ quan sông Mê Kông đã cân, đo và gắn thẻ Boramy bằng một thiết bị theo dõi để gửi tín hiệu đến nhóm nghiên cứu.
Dữ liệu từ thiết bị sẽ cho phép các chuyên gia ghi lại hành vi của nó khi nó di chuyển dọc theo con sông rộng lớn chảy qua Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Việt Nam và Campuchia.
Con cá đuối sau đó được thả trở lại sông. Phải mất ít nhất chục người mới kéo được nó vùng nước sâu. Người ngư dân may mắn được đền bù khoảng 600 USD theo giá thị trường.
Lãnh đạo kỳ quan của Mekong Zeb Hogan nói rằng cá đuối gai độc đã phải chịu đựng "sự chia cắt môi trường sống do các con đập và đánh bắt quá mức"
Ông nói thêm: "Khoảng 70% cá nước ngọt khổng lồ trên toàn cầu và tất cả các loài ở sông Mê Kông đang bị đe dọa tuyệt chủng".
Boramy được tìm thấy chỉ một tháng sau khi một con cá đuối nặng 181 kg khác bị bắt gần đó.
Sông Mê Kông là nơi sinh sống của nhiều loài cá nước ngọt khổng lồ nhưng áp lực môi trường đang gia tăng. Các nhà khoa học lo ngại các chương trình xây dựng đập lớn để tạo ra năng lượng thủy điện trong những năm gần đây có thể làm gián đoạn nơi sinh sản của chúng.