Kể từ khi Tiểu Thúy mang bầu, chồng cô càng thêm chiều chuộng, bồi bổ bằng đủ các món sơn hào hải vị.
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nào cũng muốn dành cho con những điều tốt nhất để bé phát triển khỏe mạnh, chào đời bụ bẫm. Vậy nhưng thực tế, mẹ bồi bổ quá mức khiến thai quá lớn chưa chắc đã là điều tốt. Câu chuyện của bà mẹ dưới đây là một ví dụ.
Tiểu Thúy (30 tuổi, sống tại Tứ Xuyên, Trung Quốc) kết hôn 3 năm nhưng chưa thể có con. Vợ chồng cô đã chạy chữa khắp nơi, uống đủ các loại thuốc đông tây y nhưng vẫn không thành công. Đến khi cả hai quyết định thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm thì Tiểu Thúy lại bất ngờ thụ thai tự nhiên. Khỏi phải nói, cả hai vợ chồng cùng gia đình đều hết sức vui mừng.
Mang bầu sau bao năm mong mỏi nên Tiểu Thúy lập tức nghỉ việc ở nhà dưỡng thai. Ông xã cũng hết sức yêu chiều, không để cô động tay vào bất cứ việc gì. 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu này ốm nghén khá nặng, không ăn uống được gì. Cô rất lo sợ con bị thiếu chất không phát triển được từ tháng thứ 4 trở đi, khi giảm ốm nghén là tích cực ăn uống. Hàng ngày, ông xã đều nấu những món ăn bổ dưỡng như tổ yến, gà hầm, chân giò, hạt sen, thuốc bắc,... cho cô ăn để bồi bổ.
Mang bầu sau nhiều năm mong mỏi nên Tiểu Thúy được cả gia đình ra sức bồi bổ, chăm bẵm. (Ảnh minh họa)
Thường xuyên cảm thấy đói, thèm ăn cũng giúp việc ăn uống của bà mẹ này dễ dàng hơn nhưng không ngờ cô lại không thể kiểm soát được cân nặng tăng lên chóng mặt của mình.
Kết quả là mới chỉ mang thai 7 tháng, cô đã tăng tới 16kg. Việc tăng cân quá nhanh trong thời gian ngắn chỉ 3 tháng khiến cô cảm thấy khó chịu, nhiều lúc ngộp thở. Tiểu Thúy được bác sĩ khuyên nên kiểm soát lại việc ăn uống để không tăng cân quá nhanh nữa. Tuy nhiên vì lúc này thai đã lớn và thường xuyên bị đói nên cô chỉ hạn chế được phần nào. Các bác sĩ cũng cho biết em bé trong bụng cô có cân nặng vượt quá tuổi thai khoảng 2 tuần nhưng nghe vậy, cả gia đình lại càng vui mừng, cho rằng bé đang phát triển tốt.
Sau 9 tháng mang bầu, Tiểu Thúy vào viện sinh con. Các sĩ nói thai nhi khá to nhưng sức khỏe của 2 mẹ còn đều ổn định nên có thể đẻ thường.
Em bé bị thâm tím, xước xát mặt mũi khi bác sĩ dùng kẹp hỗ trợ sinh.
Tuy vậy điều không may đã xảy ra. Sau khi chị Hà hạ sinh con an toàn, em bé được đưa ra ngoài và bà nội đón tay bé đã giật mình khi thấy mặt cháu thâm tím, xước xác. Y tá cho biết vì em bé khá to mà Tiểu Thúy không có kinh nghiệm rặn sinh, bị hụt hơi, kiệt sức nên bác sĩ đã phải sử dụng đến kẹp để đưa em bé ra ngoài. Những vết thâm này không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé nhưng vẫn khiến gia đình Tiểu Thúy thấy buồn và lo lắng.
Những nguy hiểm khi thai to
Các bác sĩ sản khoa cho biết thai to không phải điều đáng vui mừng vì thai nhi quá cân có nguy cơ gặp một số nguy hiểm sau khi sinh nở:
- Trẻ sơ sinh bị ngạt thở: Do thai quá to nên khi sinh qua đường âm đạo sẽ khó khăn, thời gian bị ép kéo dài, thai nhi sẽ bị thiếu oxy dẫn đến xuất huyết não gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Trẻ sơ sinh bị thương do sinh đẻ: Những tổn thương phần cứng như đầu thai nhi bị đè trong xương chậu gây ra tụ máu não, phần vai có thể bị gãy xương đòn, xương cánh tay… Thai to, bụng cũng phình to, khi chịu đè nén thì các cơ quan nội tạng sẽ dễ vỡ và chảy máu.
- Hạ đường huyết: Thường gặp khi người mẹ mắc bệnh tiểu đường do vậy Insulin của thai nhi cũng tăng cao, vì vậy thai nhi phát triển nhanh, sau khi sinh, cuống rốn bị hẹp sẽ cắt đứt nguồn cung cấp Glucozo mà Insulin vẫn cao, do đó hạ đường huyết sẽ diễn ra từ 1 tiếng đầu đến 1 tuần sau sinh, nếu không xử lí kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
- Hồng cầu tăng và chứng dính huyết: Sau sinh thiếu Oxy, máu chảy từ đế cuống rốn vào thai nhi làm dung lượng máu tăng lên, khi vượt quá mức độ tiếp nhận thì hồng cầu sẽ tăng. Huyết dịch cô lại và tăng khả năng kết dính.