Dẫn bạn gái đi khám thai, trai trẻ "tím mặt" khi nghe bác sĩ hỏi một câu

Ngọc Linh - Ngày 10/11/2021 09:54 AM (GMT+7)

Sau khi đi khám thai về, thậm chí chàng trai này còn suy nghĩ về việc có nên tổ chức đám cưới hay không.

Ngay sau khi kiểm tra que thử thai thấy xuất hiện 2 vạch màu đỏ hoặc nhận thấy một số dấu hiệu mang thai thường gặp thì mẹ bầu đi khám thai càng sớm càng tốt. Lần khám thai định kỳ đầu tiên này rất quan trọng. Bác sĩ sẽ chẩn đoán mẹ có thai hay không, thai vào tử cung chưa, thai được bao nhiêu tuần? Đồng thời bác sĩ cũng sẽ có một số câu hỏi để nắm được tổng quát về sức khỏe của người mẹ. Vị bác sĩ dưới đây cũng làm đúng quy trình như vậy nhưng không ngờ ông lại có một câu hỏi khiến bệnh nhân bối rối. 

Bác sĩ Trương, làm việc tại bệnh viện Bà mẹ và Trẻ em số 1 Vũ Hán chia sẻ lại cách đây không lâu, ông có tiếp một cặp đôi khá trẻ đến khám thai. Được biết đây là một cặp sinh viên không may "dính bầu" và đang chuẩn bị cho đám cưới, đây là lần khám đầu tiên của người mẹ sau khi thử thai. Kết quả siêu âm cho thấy cái thai đã được khoảng 7 tuần, mọi thứ đều ổn. 

Bác sĩ khám thai sẽ cần thông tin về tiền sử bệnh của người mẹ, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến sinh sản. (Ảnh minh họa)

Bác sĩ khám thai sẽ cần thông tin về tiền sử bệnh của người mẹ, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến sinh sản. (Ảnh minh họa)

Đến khi tư vấn, bác sĩ Trương như thường lệ đã hỏi về tiền sự bệnh tật của người mẹ để đưa ra lời khuyên tốt nhất, giúp cô có một thai kỳ khỏe mạnh. Thông thường đây sẽ là cuộc trò chuyện riêng của bác sĩ và mẹ bầu nhưng cô gái này tỏ ra rụt rè, sợ sệt và nhất định đòi bạn trai vào cùng. Bác sĩ Trương thấy vậy cũng vui vẻ đồng ý. 

Vậy nhưng đến khi bác sĩ đặt câu hỏi cho mẹ bầu: “Em từng phá thai bao giờ chưa?” thì mặt cô bỗng dưng biến sắc. Còn chàng trai thì có vẻ khó chịu và nói: "Bác sĩ hỏi gì kì vậy?". Bác sĩ bình tĩnh giải thích: “Vấn đề này tuy hơi tế nhị nhưng em phải nói thật vì đây là vấn đề quan trọng để chúng tôi biết rõ nhất về tình hình sức khỏe sinh sản của em và đưa ra những lời khuyên cần thiết bởi với phụ nữ đã từng phá thai hoặc sảy thai sẽ phải cẩn thận trong lần mang thai vì tử cung từng bị tổn thương, dễ bị sảy thai và sinh non hơn phụ nữ khác.”

Lúc này, mẹ bầu mới ấp úng trả lời: “Dạ, có 1 lần”. Câu trả lời của cô khiến người chồng sắp cưới không khỏi ngỡ ngàng, sau đó là giận dữ. Bác sĩ Trương cũng bối rối trước tình cảnh căng thẳng của hai người nhưng sau đó chỉ đưa ra những lời khuyên chăm sóc sức khỏe cho người mẹ. Ông cho biết mình không thể can thiệp đến vấn đề riêng tư của bệnh nhân. 

Tuy nhiên, sau lần khám đó thì cặp đôi không còn quay lại. Khi y tá liên lạc nhắc lịch khám thì được biết cuối cùng cặp đôi "tan rã", không tổ chức đám cưới. Hiện tại mẹ bầu đã trở về nhà đẻ để dưỡng thai nên không thể đến khám. 

Không ngờ buổi khám thai lại khiến cặp đôi trẻ tan vỡ. (Ảnh minh họa)

Không ngờ buổi khám thai lại khiến cặp đôi trẻ tan vỡ. (Ảnh minh họa)

Tại sao bác sĩ phải hỏi tiền sử phá thai của mẹ bầu? 

Nhiều người thắc mắc tại sao đi khám thai bác sĩ lại luôn hỏi bà bầu từng phá thai hay sảy thai chưa? Lý do là bởi bác sĩ cần quan tâm đến sức khỏe của người mẹ mang thai vì tử cung nếu từng bị phá thai sẽ bị tổn thương ở một mức độ nào đó, người mẹ mang thai lần sau đó sẽ có khả năng bị sảy thai hoặc sinh non… Vì vậy bác sĩ buộc phải biết tình trạng của người mẹ để đảm bảo rằng thai kỳ không có nguy cơ gì.

Nếu mẹ bầu nói dối đánh lừa bác sĩ để tránh bị bối rối sẽ ảnh hưởng đến chẩn đoán của bác sĩ. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ đặt bản thân và thai nhi vào tình huống nguy hiểm. Do vậy, các mẹ cần tuyệt đối đừng vì một ý nghĩ xấu hổ hay bối rối mà không nói ra sự thật.

Cũng tương tự như phá thai, nếu mẹ bầu từng bị sảy thai, thai chết lưu trước đó cũng cần khai báo cụ thể với bác sĩ chuyên khoa. Với một số bác sĩ giàu kinh nghiệm, có thể mẹ không cần nói họ cũng sẽ biết được rằng bạn đã từng sảy thai hoặc phá thai hay chưa. Tuy nhiên, không phải bác sĩ nào cũng biết được điều này nên việc quan trọng là người mẹ nên khai báo chân thực, đầy đủ với bác sĩ.

Nếu sợ bị xấu hổ, bối rối, người mẹ có thể nói chuyện riêng với bác sĩ về tiền sử của mình. Điều quan trọng nhất là bác sĩ cần nắm được sự thật về tình trạng thể chất của mẹ bầu để có những chẩn đoán chính xác nhất, giúp thai kỳ của mẹ và bé được an toàn.

Chồng sản phụ nhờ y tá giúp vợ đi vệ sinh, bác sĩ nhìn mặt liền đẩy đi cấp cứu
Bác sĩ nhận được tin báo từ y tá đã tức tốc tới kiểm tra rồi đẩy luôn sản phụ vào phòng mổ.

Tin tức mẹ bầu

Ngọc Linh (Dịch từ Sohu)
Nguồn: thoidaiplus.suckhoedoisong.vn

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức mẹ bầu