Có bầu sau chuyến đi phong thuỷ, mẹ Hà Nội "muốn xỉu" khi một mình đi siêu âm

Ngày 30/09/2019 06:03 AM (GMT+7)

Mang thai đôi tự nhiên, chị Lily đã phải rất vất vả giữ các con, thậm chí đã gác tất cả công việc lại để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Đã gần một năm trôi qua sau ngày “vượt cạn thiếu tháng” đón các con chào đời, chị Nguyễn Ly (tên thường gọi là Lily, 34 tuổi) ở Hà Nội vẫn vẹn nguyên cảm xúc hạnh phúc của người lần đầu được làm mẹ. Từ ngày gia đình có thêm thành viên mới, hai vợ chồng chị dường như tất bật hơn rất nhiều, họ đang cùng nhau thực hiện thiên chức thiêng liêng của người làm cha mẹ sau một hành trình không quá dài nhưng cũng đủ để thèm khát tiếng hát ru ầu ơ...

Có bầu sau chuyến đi phong thuỷ, mẹ Hà Nội amp;#34;muốn xỉuamp;#34; khi một mình đi siêu âm - 1

Theo lời chị Lily, 2 em bé đến với ba mẹ sau một quãng thời gian dài ngóng mong

Có được cặp song thai nhờ “chuyến đi phong thủy”

Chị Lily và anh xã kết hôn sau một thời gian tìm hiểu. Cả hai đến với nhau ở độ tuổi đã chững chạc nên sau ngày cưới anh chị lên kế hoạch cho việc sinh con ngay. Tuy nhiên, không được may mắn như nhiều cặp vợ chồng khác, mỗi lần các con về lại chẳng thể ở bên bố mẹ được lâu.

Suy sụp sau những lần các con ra đi, hai vợ chồng an ủi nhau vượt qua biến cố và giữ sức khỏe ổn định để con lại sớm về bên bố mẹ. Tuy nhiên, quãng thời gian sau đó tin vui vẫn bặt vô âm tín. Cho đến một hôm lớp cao học của chị Lily tổ chức đi du lịch mấy ngày và anh xã cũng đi cùng. “Mọi người hôm đó còn trêu mình và mấy đôi nhà khác là tranh thủ thay đổi phong thuỷ biết đâu có điều bất ngờ. Quả thực sau chuyến đi đó thì có mấy nhà cũng giống như nhà mình đón nhận tin vui. Đến giờ mọi người vẫn trêu đùa nhau là chuyến đi phong thuỷ” – chị Lily nhớ lại.

Theo lời chị Lily, khi biết bản thân cấn bầu được 6 tuần, chị chủ động tìm hiểu chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cho hợp lý. Nhưng cũng giống đa phần những bà bầu khác, chị bị thai nghén rất nặng. Cứ ăn là ói, lúc nào cũng trong tình trạng “ôm chậu”.

Có bầu sau chuyến đi phong thuỷ, mẹ Hà Nội amp;#34;muốn xỉuamp;#34; khi một mình đi siêu âm - 2

Một hôm anh xã của chị bận đi công tác tỉnh, chị ở nhà mệt quá nên tự lái xe tới viện gần nhà để truyền nước vì quá mệt do nghén. Nhưng khi vào viện bác sĩ khám và thông báo mang thai đôi. Chị không tin vào tai vì trước đó 2 vợ chồng luôn mơ ước sinh đôi. Lý do vì một phần con cái đến muộn, một phần vì bạn bè cũng có một số gia đình sinh đôi rất dễ thương.

“Khi biết tin mang thai đôi mình hạnh phúc đến mức muốn xỉu tại phòng siêu âm. Không thể tin nổi nên mình hỏi đi hỏi lại bác sĩ có chắc chắn không. Mình nhớ như in lúc đó bác sĩ cho mình ngồi dậy chỉ lên màn hình siêu âm cho thấy 2 tim thai... Bác sĩ cũng yêu cầu gặp người nhà nữa nên mình đã gọi chồng về ngay. Khi nhận được tin, anh xã thu xếp về luôn. Sau hơn 2 tiếng anh về đến viện, mắt anh long lanh ngấn nước ôm chặt mình giữa phòng lưu cấp cứu với câu đầu tiên anh nói "3 ba con yêu mami nhiều lắm". Thực sự lúc đó không từ gì diễn tả được cảm xúc” – mẹ 8X chia sẻ.

Thai 28 tuần bị vỡ ối, mẹ sinh thường 2 con trong đó 1 bé còn nguyên trong bọc ối

Vui mừng nhưng cũng lo lắng rất nhiều. Một thời gian sau đi kiểm tra định kỳ, chị được bác sĩ thông báo mang thai 1 túi ối 2 bánh nhau (tức là sinh đôi cùng trứng). Bác sĩ cảnh báo có rất nhiều nguy cơ xảy ra như mắc hội chứng truyền máu song thai.

Trở về nhà trong tâm thế bất an lo lắng, trong khi vẫn chưa kịp tìm hiểu nhiều về hiện tượng mang thai đôi cùng trứng thì vào một buổi tối của tuần thai thứ 11 chị phát hiện bị ra máu ồ ạt không cầm được. Khi vào viện cấp cứu bác sĩ nói chị bị bong mép bánh nhau, tụ dịch màng nuôi.

Có bầu sau chuyến đi phong thuỷ, mẹ Hà Nội amp;#34;muốn xỉuamp;#34; khi một mình đi siêu âm - 3

Thai kỳ của chị Lily gặp rất nhiều nguy cơ.

Bắt đầu từ thời gian đó cho đến tận tuần thứ 23 là cả khoảng thời gian vất vả, lo lắng, cứ ăn và nằm viện của chị Lily. Mọi công việc được dừng lại hết để dành toàn bộ thời gian dưỡng thai. “Có những hôm vẫn đang nằm viện, ra máu bất chợt ồ ạt may được các y bác sĩ và điều dưỡng kịp thời cấp cứu chứ không thì chắc không giữ được con. Cả thời gian đó không biết bao nhiêu lần mình bị ra máu (cả đỏ tượi lẫn đỏ đậm, nâu đỏ)” – chị cho hay.

Sau khi qua được giai đoạn tam cá nguyệt lần một, sức khỏe của chị 3 tháng tiếp theo có phần đỡ hơn vì khi thai to lên sẽ ép cho tụ dịch ở mép banh nhau cũng dần liền lại nhưng lại đối mặt vấn đề tiếp theo là hội chứng truyền máu song thai. Rất may chị không bị và trải qua 3 tháng tiếp theo an toàn. Khi sang tháng thứ 7 sau một lần khám định kỳ thì chị phát hiện bị rối loạn dung nạp đường (tiểu đường thai kỳ).

Đang chuẩn bị nhập viện chuyên khoa nội tiết để điều trị thì trưa hôm sau chị thấy có dấu hiệu đau bụng. Tức tốc nhập viện kiểm tra và được bác sĩ thông báo tử cung đã mở 2 cm, chị được chỉ định nhập viện tiêm thuốc duy trì thai trong bụng thêm ngày nào tốt ngày đó vì em bé mới 28 tuần. Càng về chiều tối các cơn co xuất hiện nhiều hơn, bác sĩ liên tục đổi thuốc tốt nhất cho sản phụ.

Có bầu sau chuyến đi phong thuỷ, mẹ Hà Nội amp;#34;muốn xỉuamp;#34; khi một mình đi siêu âm - 4

Các con chào đời chỉ nặng vỏn vẹn 1,4kg và 1,5kg

Nhận thấy tình thế cam go, có thể sẽ không thể giữ thai ở trong bụng được lâu hơn nữa, các bác sĩ đã tiến hành tiêm trưởng thành phổi lần 1. Mũi tiêm lần 1 được 5 tiếng đồng hồ thì bác sĩ cho biết chị đã mở cửa tử cung 8 cm và chuyển sang phòng đẻ gấp. Sau rất nhiều nỗ lực của chính bản thân sản phụ và đội ngũ bác sĩ, cuối cùng chị đã sinh thường 2 bé trai ở tuần 29, nếu như bé Chum (nặng1400gram) lọt lòng trước khá thuận lợi khi túi ối đã vỡ hoàn toàn thì bé Phễu (nặng 1500gram) ra sau đã khiến cả ê kíp đỡ đẻ ngày hôm đó toát mồ hồi. Con được các bác sĩ lấy ra khi vẫn đang nằm ngủ ngoan, gọn gàng trong bọc ối còn nguyên vẹn.

“Khi mình sinh bé đầu tiên xong bác sĩ đỡ đẻ nói với cả e kip là tập trung để bé thứ 2 chào đời nhanh nhất. Vì lúc đó huyết áp đột ngột tăng cao, bé lại ngôi thai ngược, tràng hoa cuốn cổ hai vòng liền. Nếu chậm vài phút có thể sẽ phải chuyển sang mổ gấp để cứu cả mẹ lẫn con. Cuối cùng thấy bác sĩ lôi ra một túi ối vẫn còn nguyên vẹn, cô hộ sinh phải lấy kéo cắt bọc điều đó để đỡ bé ra. Sau đó các con được chuyển về khoa sơ sinh để nằm lồng ấp, hỗ trợ thở máy” – chị Lily chia sẻ niềm hạnh phúc.

Có bầu sau chuyến đi phong thuỷ, mẹ Hà Nội amp;#34;muốn xỉuamp;#34; khi một mình đi siêu âm - 5

Hai em bé do chào đời thiếu tháng nên khá yếu, các con đều mắc phải bệnh lý trẻ sơ sinh.

Hai em bé do chào đời thiếu tháng nên khá yếu, các con đều bị vàng da, suy hô hấp nặng phải thở máy, ống động mạch chủ tim không tự đóng lại, nhiễm virus tiêu hoá ecoli, kháng sinh đồ cho ra kết quả kháng gần hết mười mấy loại kháng sinh, chỉ còn chấp nhận 2 loại kháng sinh, nghi bị tăng sản thượng thận, thiếu máu phải truyền máu 3 lần.

Thời gian sau đó, khi sức khỏe của chị đã ổn định và xuất viện nhưng các con vẫn phải nằm theo dõi tại khoa sơ sinh. Chị Lily bắt đầu chuỗi ngày cứ 11h trưa có mặt ở viện để nghe tình hình của các con. Có nhưng hôm nửa đêm bác sĩ gọi thông báo tình hình con phải truyền máu gấp, hay chỉ cần thấy có số điện thoại ở viện gọi là chị đã bủn rủn chân tay.

Có bầu sau chuyến đi phong thuỷ, mẹ Hà Nội amp;#34;muốn xỉuamp;#34; khi một mình đi siêu âm - 6

Sau hơn một tháng cách ly mẹ con thì gia đình được đoàn tụ, bé Chum 35 ngày nằm lồng ấp và bé Phễu 55 ngày nằm lồng ấp cũng đều đã về với mẹ.

Có bầu sau chuyến đi phong thuỷ, mẹ Hà Nội amp;#34;muốn xỉuamp;#34; khi một mình đi siêu âm - 7

Sau hơn một tháng cách ly mẹ con thì gia đình được đoàn tụ, bé Chum 35 ngày nằm lồng ấp và bé Phễu 55 ngày nằm lồng ấp cũng đều đã về với mẹ. Khi xuất viện về nhà, bé anh được 1,8kg và bé em được 2,2kg, sức khỏe của 3 mẹ con đã ổn định, các con có tín hiệu tăng cân và bú tốt.

Theo các bác sĩ, để cứu sống mẹ con chị Lily là thành quả của sự tính toán chiến thuật kỹ lưỡng và sự phối hợp rất tốt của các bác sĩ trong việc xử lý thai kỳ nguy cơ cao. Nhất là với những trường hợp thai kỳ tăng cân nhiều, có tiền sử lưu thai, tiểu đường thai kỳ, ngôi thai ngược và tràng hoa cuốn cổ…

Bị khuyên bỏ gấp cặp song thai 23 tuần, mẹ Hà Nội ôm bụng bầu đi khắp nơi cứu con
"Khi thai bước vào tuần thứ 23, tôi đưa vợ đến gặp bác sĩ để kiểm tra định kỳ, sau thăm khám vợ tôi được bác sỹ chẩn đoán mắc hội chứng truyền máu...
Như Loan - Ảnh: NVCC
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Câu chuyện mang thai