4 điểm cầu Chung kết Đường Lên Đỉnh Olympia: Toàn địa danh lập kỷ lục, được UNESCO công nhận, hút hàng triệu du khách

MINH THÙY - Ngày 10/10/2024 16:00 PM (GMT+7)

4 điểm cầu Chung kết Đường Lên Đỉnh Olympia năm thứ 24 sẽ được đặt tại 4 địa danh nổi tiếng mang tính biểu tượng của mỗi tỉnh, thành phố. Đây cũng là những nơi thu hút khách du lịch tới tham quan và là điểm đến cho nhiều tín đồ đam mê xê dịch.

Quảng trường Nghinh Phong - Phú Yên

Thí sinh Trần Trung Kiên (lớp 12A1 trường THPT Lê Hồng Phong, tỉnh Phú Yên) là thí sinh đầu tiên ghi danh vào trận Chung kết năm Đường Lên Đỉnh Olympia 2024. Đây là lần đầu tiên Phú Yên có điểm cầu Chung kết năm và sẽ được đặt tại Quảng trường Nghinh Phong.

Quảng trường Nghinh Phong được xây dựng bên bờ biển khu vực đường Nguyễn Hữu Thọ - Độc Lập, phường 9, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Được khởi công vào năm 2020 và hoàn thành vào năm 2021, quảng trường Nghinh Phong đã giành được Giải thưởng Công trình du lịch thành phố hàng đầu thế giới năm 2023 và Giải thưởng Cảnh quan Đô thị châu Á 2023.

Quảng trường Tháp Nghinh Phong bên bờ biển Tuy Hòa.

Quảng trường Tháp Nghinh Phong bên bờ biển Tuy Hòa.

Đây là công trình kiến trúc với diện tích hơn 7000m2 gồm các hạng mục: Hai tháp chính, sân khấu, quảng trường. Tháp chính được tạo hình từ nhiều cột đá lục giác thẳng đứng, không đều nhau. Ý tưởng này xuất phát từ cấu tạo địa chất của Gành Đá Dĩa - thắng cảnh độc đáo nổi tiếng của Việt Nam. 100 cột đá thẳng đứng xếp san sát nhau và chia làm 2 khối tháp tượng trưng cho truyền thuyết cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ cùng 100 người con chia nhau lên núi và xuống biển để mở mang bờ cõi, phản ánh tinh thần vươn ra biển, làm giàu từ biển của tỉnh Phú Yên.

Tường đá cao ở giữa 2 khối tháp là những bức phù điêu tái hiện công cuộc xây dựng vùng đất hơn 400 năm của người dân Phú Yên. Lối đi giữa tháp là nơi được nhiều du khách chọn chụp hình, lưu lại những khoảnh khắc đẹp mỗi khi tới đây tham quan.

4 điểm cầu Chung kết Đường Lên Đỉnh Olympia: Toàn địa danh lập kỷ lục, được UNESCO công nhận, hút hàng triệu du khách - 2
Thân tháp gồm 2 tòa tháp cao 35m và 30m, hay còn gọi là “tháp đôi”, được tạo hình từ nhiều cột đá lục giác thẳng đứng, xếp không đều nhau, lấy ý tưởng từ Gành Đá Dĩa.

Thân tháp gồm 2 tòa tháp cao 35m và 30m, hay còn gọi là “tháp đôi”, được tạo hình từ nhiều cột đá lục giác thẳng đứng, xếp không đều nhau, lấy ý tưởng từ Gành Đá Dĩa.

Gành Đá Dĩa - thắng cảnh độc đáo nổi tiếng của Việt Nam là nguồn cảm hứng để xây dựng lên tháp Nghinh Phong.

Gành Đá Dĩa - thắng cảnh độc đáo nổi tiếng của Việt Nam là nguồn cảm hứng để xây dựng lên tháp Nghinh Phong.

Ở giữa 2 cột tháp có một bức tường được chạm khắc đẹp mắt. Đặc biệt khi gió biển thổi qua đây, đi qua các khe hở sẽ tạo ra những âm thanh độc đáo, vi vu như nhạc.

Ở giữa 2 cột tháp có một bức tường được chạm khắc đẹp mắt. Đặc biệt khi gió biển thổi qua đây, đi qua các khe hở sẽ tạo ra những âm thanh độc đáo, vi vu như nhạc.

Về đêm, Tháp Nghinh Phong được chiếu sáng bằng công nghệ Bobine Tesia, 3D mapping và laser cường độ cao tạo nên khung cảnh huyền ảo, lung linh sắc màu.

Về đêm, tháp được chiếu sáng với công nghệ Bobine Tesia, 3D mapping và laser cường độ cao.

Về đêm, tháp được chiếu sáng với công nghệ Bobine Tesia, 3D mapping và laser cường độ cao.

Để đến được tháp Nghinh Phong, bạn cần đến được thành phố Tuy Hòa - Phú Yên. Bạn có thể đi máy bay đến sân bay Tuy Hòa, rồi đi xe máy hoặc taxi đến tháp.

Để đến được tháp Nghinh Phong, bạn cần đến được thành phố Tuy Hòa - Phú Yên. Bạn có thể đi máy bay đến sân bay Tuy Hòa, rồi đi xe máy hoặc taxi đến tháp. 

Quảng trường Đại Đoàn Kết - Gia Lai

Nguyễn Quốc Nhật Minh (THPT chuyên Hùng Vương, Gia Lai) là chủ nhân thứ 2 của tấm vé vào trận Chung kết năm Đường Lên Đỉnh Olympia năm thứ 24. Nơi được chọn làm điểm cầu tại Gia Lai là khu trưng bày "Thiên đường Tây Nguyên" - Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku).

Khu trưng bày Thiên đường Tây Nguyên.

Khu trưng bày "Thiên đường Tây Nguyên".

Quảng trường Ðại đoàn kết nằm ở vị trí trung tâm thành phố Pleiku (Gia Lai) là công trình văn hóa tiêu biểu của tỉnh Gia Lai. Quảng trường được xây dựng trong 5 năm (2007-2012) có tổng diện tích 10,6 ha, nằm trong quần thể hài hòa, gắn kết với các công trình: Bảo tàng cổ vật, Bảo tàng tỉnh Gia Lai; Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Gia Lai và Kon Tum; tượng Anh hùng Núp; phiến đá khắc nội dung Thư Bác Hồ gửi “Đại hội các dân tộc thiểu số miền nam” ngày 19/4/1946…

Toàn cảnh quảng trường Đại Đoàn Kết ngay từ tên gọi đã hàm chứa ý nghĩa về tinh thần đại đoàn kết dân tộc, gắn với văn hóa, lịch sử của vùng đất cao nguyên.

Toàn cảnh quảng trường Đại Đoàn Kết ngay từ tên gọi đã hàm chứa ý nghĩa về tinh thần đại đoàn kết dân tộc, gắn với văn hóa, lịch sử của vùng đất cao nguyên.

Ngoài ra, quần thể còn có trên 2.000 cây xanh với nhiều loại cây bản địa được các địa phương trong cả nước gửi tặng; phần sân có diện tích hơn 23.000m2 gồm 205 ô cỏ, bảo đảm cho những sự kiện tập trung hơn 50 nghìn người trong cùng một thời điểm…

Dàn cồng chiêng đặc sắc bằng đồng gồm 2 bộ cồng 10 chiếc (đường kính lớn nhất 2m; nhỏ nhất 1,1m) và 2 bộ chiêng 12 chiếc (đường kính lớn nhất 1,6m và nhỏ nhất 1,1m) tại quảng trường Đại Đoàn Kết.

Dàn cồng chiêng đặc sắc bằng đồng gồm 2 bộ cồng 10 chiếc (đường kính lớn nhất 2m; nhỏ nhất 1,1m) và 2 bộ chiêng 12 chiếc (đường kính lớn nhất 1,6m và nhỏ nhất 1,1m) tại quảng trường Đại Đoàn Kết.

Đây là bức tượng Bác Hồ bằng đồng lớn nhất Việt Nam nằm tại quảng trường có chiều cao tổng thể tượng đài là 16,6m.

Đây là bức tượng Bác Hồ bằng đồng lớn nhất Việt Nam nằm tại quảng trường có chiều cao tổng thể tượng đài là 16,6m.

Bia đá được tạc lên bức thư mà Hồ Chủ tịch gửi tới Đại Hội Các Dân Tộc Thiểu Số miền Nam năm 1946.

Bia đá được tạc lên bức thư mà Hồ Chủ tịch gửi tới Đại Hội Các Dân Tộc Thiểu Số miền Nam năm 1946.

Sau khi khánh thành và đưa vào sử dụng, quảng trường Đại Đoàn Kết là công trình xác lập nhiều kỷ lục: Tổ chức Guinness Việt Nam công nhận đây là quảng trường có “Tượng Bác Hồ bằng đồng lớn nhất” theo công nghệ gò ép hiện đại (cao 10,8m); “Bộ cồng chiêng lớn nhất”, “Bức phù điêu bằng đá lớn nhất” (diện tích 600m2) cùng rất nhiều giải thưởng khác. 

Hơn 10 năm qua, quảng trường Đại đoàn kết trở thành điểm hẹn quen thuộc cho người dân và du khách.

Quảng trường Ngọ Môn - Huế

Võ Quang Phú Đức là gương mặt thứ 3 thi đấu tại trận Chung kết năm Đường Lên Đỉnh Olympia năm thứ 24. Điểm cầu của Huế năm nay được đặt tại Quảng trường Ngọ Môn.

Đây là một trong những công trình kiến trúc có giá trị lâu đời của Huế về mặt lịch sử, văn hóa, nghệ thuật. Đặc biệt, nơi đây có không gian rộng, bề thế, nằm giữa Ngọ Môn và Kỳ đài của kinh thành Huế, một vị trí mang tính biểu tượng của cố đô.

Quảng trường Ngọ Môn là nơi có không gian rộng, bề thế, nằm giữa Ngọ Môn và kỳ đài của kinh thành Huế, một vị trí mang tính biểu tượng của cố đô.

Quảng trường Ngọ Môn là nơi có không gian rộng, bề thế, nằm giữa Ngọ Môn và kỳ đài của kinh thành Huế, một vị trí mang tính biểu tượng của cố đô.

Quảng trường rộng lớn nhìn từ trên lầu Ngọ Môn.

Quảng trường rộng lớn nhìn từ trên lầu Ngọ Môn.

Ngọ Môn là một trong những công trình kiến trúc có giá trị tiêu biểu và đặc sắc của miền núi Ngự sông Hương. Đây là một bộ phận của quần thể di tích Kinh Thành Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. 

Chứng kiến thăng trầm lịch sử, nơi đây là điểm đến lý tưởng để tìm hiểu văn hoá, lễ hội đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Đến với Ngọ Môn Huế, du khách sẽ được một lần hồi tưởng lại nơi ở của triều đại phong kiến, tìm về với cội nguồn và lịch sử oai hùng của dân tộc. Xưa kia, nơi đây là nhân chứng chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng như: Lễ ban sóc ở triều Nguyễn, lễ Truyền lô (đọc tên tiến sĩ tân khoa),… 

Ngọ Môn – biểu tượng của Kinh đô Huế xưa. Cách đây 75 năm, chiều 30/8/1945, trên lầu Ngọ Môn của Quảng trường Ngọ Môn, vua Bảo Đại - vị vua cuối cùng của triều đình nhà Nguyễn, đọc chiếu thoái vị.

Ngọ Môn – biểu tượng của Kinh đô Huế xưa. Cách đây 75 năm, chiều 30/8/1945, trên lầu Ngọ Môn của Quảng trường Ngọ Môn, vua Bảo Đại - vị vua cuối cùng của triều đình nhà Nguyễn, đọc chiếu thoái vị.

4 điểm cầu Chung kết Đường Lên Đỉnh Olympia: Toàn địa danh lập kỷ lục, được UNESCO công nhận, hút hàng triệu du khách - 16

Ngọ Môn là công trình mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa lớn của dân tộc được vinh danh di sản văn hóa thế giới,

Ngọ Môn là công trình mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa lớn của dân tộc được vinh danh di sản văn hóa thế giới,

Du khách có thể tới tham quan Quảng trường Ngọ Môn vào bất cứ lúc nào, trừ mùa mưa bão rơi vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 11. Các thời gian còn lại, khí hậu tại Huế khá dễ chịu nên rất thích hợp để tới du lịch. Ngoài ra, vào khoảng tháng 4 và tháng 6 hàng năm, Huế thường tổ chức Festival nên du khách ghé đến đây rất đông. Đây cũng chính là thời điểm mà ở khu vực Ngọ Môn thường diễn ra các hoạt động biểu diễn nghệ thuật vô cùng hấp dẫn.   

Quảng trường Ngọ Môn cũng là nơi tổ chức không ít các lễ hội, hoạt động, thu hút đông đảo khách du lịch ghé thăm.

Quảng trường Ngọ Môn cũng là nơi tổ chức không ít các lễ hội, hoạt động, thu hút đông đảo khách du lịch ghé thăm.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Hà Nội

Thí sinh cuối cùng góp mặt trong trận Chung kết năm nay là Nguyễn Nguyên Phú (THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội). Địa điểm được chọn đặt cầu truyền hình của Hà Nội là Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Di tích Quốc gia đặc biệt.

Quần thể di tích tọa lạc tại số 58 phố Văn Miếu (Đống Đa, Hà Nội). Tại đây, lưu giữ 82 bia tiến sĩ của triều Lê và triều Mạc, là nguồn sử liệu quý giá cho việc nghiên cứu về lịch sử, văn hoá, giáo dục, điêu khắc Việt Nam.Vì những giá trị quý giá đó, bia tiến sĩ đã được UNESCO công nhận là di sản ký ức thế giới năm 2011 và được xếp vào bảo vật quốc gia năm 2015.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trung tâm giáo dục lớn nhất của nước ta thời xưa.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trung tâm giáo dục lớn nhất của nước ta thời xưa.

Nơi đây lưu giữ 82 bia tiến sĩ của triều Lê và triều Mạc. Trước mỗi kỳ thi quan trọng diễn ra, nơi đây luôn là điểm đến để các sĩ tử xin vía học hành đỗ đạt.

Nơi đây lưu giữ 82 bia tiến sĩ của triều Lê và triều Mạc. Trước mỗi kỳ thi quan trọng diễn ra, nơi đây luôn là điểm đến để các sĩ tử "xin vía" học hành đỗ đạt.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám được xây dựng trên một khu đất hình chữ nhật có diện tích khoảng 54.331m2 bao gồm: Hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám với kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam.

Hồ Văn nằm trước mặt Văn Miếu - Quốc Tử Giám nhưng bị chia cắt bởi phố Quốc Tử Giám. Hồ có khuôn viên rộng 11.932m2 (năm 2017), giữa hồ là gò Kim Châu. Trước kia, trên gò có Phán Thủy đình - nơi các nho sĩ thường lui tới để bình văn chương thơ phú.

Hồ Văn nằm trước mặt Văn Miếu - Quốc Tử Giám nhưng bị chia cắt bởi phố Quốc Tử Giám. Hồ có khuôn viên rộng 11.932m2 (năm 2017), giữa hồ là gò Kim Châu. Trước kia, trên gò có Phán Thủy đình - nơi các nho sĩ thường lui tới để bình văn chương thơ phú.

4 điểm cầu Chung kết Đường Lên Đỉnh Olympia: Toàn địa danh lập kỷ lục, được UNESCO công nhận, hút hàng triệu du khách - 22
4 điểm cầu Chung kết Đường Lên Đỉnh Olympia: Toàn địa danh lập kỷ lục, được UNESCO công nhận, hút hàng triệu du khách - 23
4 điểm cầu Chung kết Đường Lên Đỉnh Olympia: Toàn địa danh lập kỷ lục, được UNESCO công nhận, hút hàng triệu du khách - 24
Văn Miếu Quốc Tử Giám vẹn toàn nét cổ kính, tôn nghiêm.

Văn Miếu Quốc Tử Giám vẹn toàn nét cổ kính, tôn nghiêm.

Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám được bao bọc bởi 4 bức tường gạch vồ cực kỳ kiên cố, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên).

Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: Cổng Văn Miếu, cổng Đại Trung, cổng Đại Thành và cổng Thái Học. Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước.

Cùng với đó là Khuê Văn Các. Được xây dựng năm 1805, công trình có bệ chân cột hình vuông tượng trưng cho trái đất, tháp cao hai tầng lộ ra mặt trời, tượng trưng cho bầu trời, lối đi qua Gác Khuê Văn tượng trưng cho gió, trong khi hồ nước trước Khuê Văn Các biểu tượng cho nước.

Khuê Văn Các là hệ thống cổng thuộc không gian thứ 2, khu Thành Đạt của Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Khuê Văn Các là hệ thống cổng thuộc không gian thứ 2, khu Thành Đạt của Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Không chỉ riêng ngày thường mà Khuê Văn Các cũng là địa điểm chơi Tết ở Hà Nội được nhiều người dân và du khách yêu thích.

Không chỉ riêng ngày thường mà Khuê Văn Các cũng là địa điểm chơi Tết ở Hà Nội được nhiều người dân và du khách yêu thích. 

Trong những năm qua, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, khu di tích tâm linh, biểu tượng của trí tuệ, truyền thống hiếu học đã được các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm, tạo nhiều điều kiện để trở thành một di tích, địa chỉ thu hút, hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.

Địa điểm du lịch có nhà hát hình nón lá lập kỷ lục Việt Nam, xưa được gọi Pô Léo, nay đón hàng triệu du khách mỗi năm
Vùng đất này chứa rất nhiều những địa danh, công trình độc lạ nhất nhì Việt Nam khiến bất cứ ai đặt chân tới nơi đây đều không thể ngừng bất ngờ và...

Du lịch Việt Nam

Theo MINH THÙY (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đường lên đỉnh Olympia