Gần 200 khối đá khắc họa hình người đang toả hào quang, bản đồ cổ... Bao nhiêu năm nay, bãi đá cổ vẫn nằm đó, ẩn dấu những bí ẩn của người cổ xưa, thách thức du khách và các nhà khoa học.
Gần 200 khối đá khắc họa hình người đang toả hào quang, bản đồ cổ... Bao nhiêu năm nay, bãi đá cổ vẫn nằm đó, ẩn dấu những bí ẩn của người cổ xưa, thách thức du khách và các nhà khoa học.
Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể đưa ra những nhận định chính xác về nguồn gốc hình thành và chủ nhân đích thực của bãi đá này.
Theo thông tin từ Thị xã Sapa, tỉnh Lào Cai, bãi đá cổ Sa Pa được nhà khảo cổ người Pháp gốc Nga Glubev của Trường Viễn Đông Bắc Cổ phát hiện vào năm 1925.
Bãi đá trải rộng khoảng 8 km² với gần 200 khối đá có kích thước, hình khắc khác nhau như: tranh vẽ tả thực, hoa văn trang trí, hình người đang toả hào quang, hình người cách điệu và một số hình kiểu bản đồ mô tả thung lũng Mường Hoa... Đặc biệt, có các tảng đá được khắc trên đó những khối chữ vuông giống với chữ Nôm Dao.
Các nhà khoa học giả thiết đó là hình bản đồ cổ của người Mông hoặc gần như là cuốn sách cổ giới thiệu về những trận đánh ngày xưa... Có rất nhiều cách giải mã khác nhau của các nhà khoa học khi đến nghiên cứu Bãi đá cổ Sa Pa. Tuy nhiên, tất cả những cách giải mã đó mới chỉ dừng lại ở giả thiết. Bãi đá cổ Sa Pa vẫn nằm đó ẩn dấu những bí ẩn của người cổ xưa, thách thức các nhà khoa học.
Từ tháng 10/1994, Bãi đá cổ Sa Pa được Bộ VHTT công nhận là di tích lịch sử văn hoá quốc gia.
Có hai bãi đá cổ nằm trên địa phận xã Hầu Thào, Sử Pán và Tả Van, quanh suối Mường Hoa (suối Hoa) trong thung lũng Mường Hoa, cách thị trấn Sa Pa 7km theo hướng Đông Nam. Tại Hầu Thào, các viên đá tập trung thành hai bãi lớn.
Bãi một nằm cạnh bản Pho - một bản của người Mông trên sườn núi sát đường cái - kéo dài xuống gần lòng suối. Số lượng đá có chạm khắc ở đây không nhiều nhưng đều là những khối đá lớn, có khối dài tới 13m. Các bản chạm khắc có quy mô mật độ dày, cấu trúc hình khắc phức tạp.
Bãi hai nằm giáp ranh xã Hầu Thào và Lao Chải, trên con đường mòn từ đường cái qua các thửa ruộng bậc thang lên bản Hầu Chư Ngài. Bản H'Mông trên đỉnh núi còn gọi là đường lên Hang đá. Đây là một bãi đá rộng trên 100 hòn đá có nhiều hình chạm khắc thuộc nhiều loại, có những hình độc bản (chỉ xuất hiện trên một viên duy nhất).
Những khối đá cổ có hàng rào quanh bảo vệ
Ở các vùng ngoại vi như khu vực dưới chân Cầu Mây nổi tiếng của xã Tả Van, hay sang địa phận xã Tả Van và Sử Pán rải rác có một vài hòn đá đơn lẻ, chạm khắc với hoa văn không khác biệt nhiều so với hai bãi kể trên.
Nhìn tổng thể, các hình chạm khắc có thể quy về vài nhóm chính: Hình tròn khắc vạch tương đối giống cấu trúc hoa văn thời kỳ văn hóa Hoa Lộc. Hình này có thể dùng để tượng trưng cho Mặt trời.
Hay các đường vạch ngắn hoặc có thể kéo dài ôm lấy khối đá dường như thể hiện những cánh đồng, hoặc thửa ruộng bậc thang, các hình vuông, chữ nhật đục chìm là nhà cửa hoặc tượng trưng cho khu dân cư sinh sống...
Những khối đá cổ nằm ở khu vực đồi núi nên thơ, nên thu hút nhiều du khách đến du lịch và tìm hiểu bí ẩn cổ xưa
Tuy chưa tìm ra những bí ẩn của những khối đá cổ, nhưng khi đến đây du khách đã có lời giải cho chuyến du lịch thú vị của mình, đó là một cảnh tượng thiên nhiên hùng vĩ
Khảo sát bãi đá cổ triệu năm ở Gia Lai phục vụ du lịch
Gia Lai sẽ tiến hành khảo sát, đánh giá hiện trạng khu vực bãi đá cổ triệu năm ở làng Vân, khai thác phục vụ du lịch.