Muốn cầu mong sức khỏe, bình an, tài lộc,... thì nhất định không thể bỏ qua ngôi chùa Ngọc Hoàng này nhé.
Chùa Ngọc Hoàng là một trong những ngôi chùa linh thiêng bậc nhất TP.HCM. Với những du khách muốn khám phá những địa điểm tâm linh thì ngôi chùa này cũng là một sự lựa chọn hàng đầu. Không chỉ rất linh thiêng, chùa Ngọc Hoàng còn có lối kiến trúc độc đáo, được ví như “ngôi cổ tự còn con, cầu duyên” vô cùng linh thiêng, thu hút khách du lịch ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Lịch sử chùa Ngọc Hoàng
Chùa Ngọc Hoàng (hay còn có tên là chùa Phước Hải) được xây dựng vào đầu thế kỷ 20 (1892 – 1900) bởi một người Hoa tên là Lưu Minh, tự Lưu Đạo Nguyên. Mới đầu đây là một ngôi điện để thờ Ngọc Hoàng Thượng đế và đồng thời cũng là nơi Lưu Minh tổ chức các buổi họp kín để lên kế hoạch lật đổ đế chế Mãn Thanh vì ông là người theo đạo Minh Sư.
Vào năm 1892, Hòa thượng Thích Vĩnh Khương trở thành người cai quản và chính thức lãnh đạo BST Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh. Đến hai năm sau, Điện Ngọc Hoàng được người dân địa phương đổi tên thành Phước Hải Tự, nhưng dân gian vẫn gọi là chùa Ngọc Hoàng. Trải qua hơn 120 năm, chùa Ngọc Hoàng ở Sài Gòn đã phát triển thành một địa điểm linh thiêng nơi thờ tự, sinh hoạt tín ngưỡng, đồng thời cũng là điểm du lịch tâm linh rất nổi tiếng, nhiều phật tử, người dân địa phương cũng như là khách du lịch ở khắp mọi nơi đến để cầu bình an, tài lộc, cầu duyên, cầu con cái.
Địa chỉ chùa Ngọc Hoàng
Chùa Ngọc Hoàng nằm ở số 73, đường Mai Thị Lựu, phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chùa Ngọc Hoàng sở hữu vị trí thuận lợi cho du khách đến viếng chùa. Dân cư ở đây khá đông đúc, các hoạt động kinh doanh và dịch vụ cũng đa dạng không kém, chưa kể có rất nhiều điểm tham quan gần với chùa mà bạn có thể ghé tham quan trong chuyến du lịch của mình.
Kiến trúc của chùa Ngọc Hoàng
Bước chân qua cổng chùa, bạn sẽ cảm nhận được không gian tĩnh tại của nơi cổ kính, linh thiêng. Chính điện là nơi thờ tượng Ngọc Hoàng Đại Đế. Bức tượng này được chế tác bằng gỗ rất đẹp và chân thực, uy nghi.
Sở hữu diện tích rộng, nằm ngay trung tâm quận 1, chùa Ngọc Hoàng nổi bật với những tấm mái lợp ngói âm dương. Các góc mái được trang trí bằng tượng gốm màu, các linh vật được chạm khắc tỉ mỉ, tinh xảo.
Tổng thể ngôi chùa được làm từ chất liệu gạch đỏ, pha trộn thêm chút cổ kính. Nhìn lại càng bắt mắt. Trải qua nhiều lần tu sửa nhưng chùa Ngọc Hoàng vẫn giữ được lớp kiến trúc cổ xưa để lại.
Điều đặc biệt nhất khi đến đây, đó chính là cơ hội được chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật vô cùng độc đáo. Hầu như được làm từ những chất liệu xa xưa như gốm, bồi, gỗ, có giá trị tương đối lớn. Trong đó, phải kể đến các bức tượng cổ được làm từ giấy bồi, xếp ngay ngắn trông không khác nào những cuộc họp mặt của các vị thần về dự buổi chầu cùng Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Bên cạnh đó, bạn sẽ có cảm giác như đang đi tham quan một ngôi chùa kiểu Trung Hoa với những hoa văn tinh xảo. Chùa được xây toàn bộ bằng gạch, mái ngói âm dương, các tượng gốm trang trí nhiều màu sắc ở góc cạnh.
Các tác phẩm nghệ thuật trưng bày bên trong, bao gồm tượng, bàn thờ, tranh, lư hương,… được nhiều du khách dành thời gian tham quan. Những tác phẩm nghệ thuật này được tạo ra từ nhiều chất liệu khác nhau, bao gồm giấy bồi, gỗ,…
Đi chùa Ngọc Hoàng thì cầu gì?
Cầu tài cầu lộc ở tượng Thần Tài
Bên trong chùa Ngọc Hoàng có một ngôi miếu Thần Tài rất linh thiêng, là nơi mà du khách hay đến để cầu tài lộc. Bạn có thể chuẩn bị những mâm lễ dâng Thần Tài tùy ý như trái cây, hoa quả và khấn nguyện như bình thường. Ngoài ra còn có một cách cầu tài cầu lộc khá đặc biệt ở chùa là thả cá chép đỏ và cá chép vàng.
Cầu con ở đền Thánh Mẫu
Chùa Ngọc Hoàng nổi tiếng với tên gọi “ngôi cổ tự cầu con, cầu duyên” rất linh thiêng tại Việt Nam. Chính vì thế mà có nhiều cặp vợ chồng thường hay đến đây để cầu con cái. Trong chùa có một không gian thờ Kim Hoa Thánh Mẫu và 12 bà mụ luôn coi sóc việc sinh con đẻ cái. Do đó, có nhiều đôi vợ chồng hiếm muộn gửi gắm lời nguyện cầu với mong muốn có một đứa con đầu lòng đáng yêu. Nằm cạnh chính điện thờ Ngọc Hoàng Đại đế, điện thờ Thánh Mẫu là nơi được nhiều du khách hành hương viếng thăm nhiều nhất kể cả ngày thường và các dịp lễ lớn nhỏ.
Cầu duyên ở tượng ông Tơ bà Nguyệt
Trong chùa Ngọc Hoàng, ngoài việc cầu con cái, cầu tài lộc thì đa số các bạn trẻ còn đến đây để cầu cho đường tình duyên suôn sẻ. Hoặc nếu đã có người trong lòng và muốn kết đôi nên duyên vợ chồng cũng có thể đến đây cầu nguyện nhé.
Cầu sức khỏe và bình an ở tượng Hoa Đà
Nhiều người đi lễ chùa Ngọc Hoàng đầu năm để cầu sức khỏe, bình an trong một năm mới. Vì là một ngôi chùa nổi tiếng là linh thiêng nên bạn có thể đến thành tâm thành ý cầu nguyện tại tượng tiên nữ Hoa Đà. Chỉ cần có tấm lòng chân thành nhất định sẽ được đền đáp.
Chi phí đi chùa Ngọc Hoàng
Chùa Ngọc Hoàng không thu vé vào cổng. Đến đây bạn có thể tự chuẩn bị đồ lễ trước tại nhà. Chùa cũng không khuyến khích đặt tiền ở các ban thờ mà thay vào đó, bạn có thể để vào trong hòm công đức của chùa.