Thác máu ở Nam cực từng khiến các nhà khoa học đau đầu suốt hàng thập kỷ, nhưng giờ đây họ tin rằng đã giải mã được bí ẩn trăm năm.
Thác đỏ như máu ở Nam Cực.
Theo Daily Star, sông băng Taylor ở Nam Cực là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất. Khu vực này có thác nước nổi bật bởi màu đỏ như máu nên còn được gọi là Thác máu.
Năm 1911, nhà thám hiểm người Úc có tên Griffith Taylor phát hiện Thác máu trong một chuyến phiêu lưu đến Nam Cực.
Thay vì dự đoán về một thế lực thần bí hay thứ gì đó tàn sát động vật nơi đỉnh thác, Taylor cho rằng thác nước màu đỏ có thể là do nhiễm tảo. Quan niệm này đã không thay đổi trong suốt trăm năm.
Để tìm ra lời giải cho bí ẩn, các nhà khoa học đã lấy mẫu nước ở khu vực về nghiên cứu. Kết quả cho thấy nước màu đỏ là do có hàm lượng sắt cao. Các nhà khoa học giải thích lượng sắt cao có thể là do nguồn nước chảy qua một khu vực gần như không có oxy hoặc ánh sáng.
Thác máu là kết quả của phản ứng hóa học.
Nhà nghiên cứu Jessica Badgeley giải thích: "Ẩn sâu trong nguồn nước là cả một hệ sinh thái các loài vi khuẩn mắc kẹt hàng triệu năm dưới lòng đất. Hồ nước chứa các chất sắt, trở thành môi trường cho các loại vi khuẩn tự dưỡng sinh sống”.
Nước đổ ra từ Thác máu tiếp xúc với oxy trong không khí tạo thành kết tủa oxit sắt có màu đỏ.
Phát hiện được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu địa vật lý hồi đầu năm nay. Khu vực này hiện này không có sinh vật sinh sống vì điều kiện khí hậu khắc nghiệt.
Cách duy nhất để đến được Thác máu là đáp trực thăng đến trung tâm nghiên cứu McMurdo của Mỹ hoặc đến trạm nghiên cứu Ross của New Zealand.