Nhiều người đã bật khóc khi xem clip về tình phụ tử đầy xúc động này.
Ánh mắt cha luôn dõi theo dù con đã trưởng thành
Có lẽ trong chúng ta, ai cũng đã từng trải qua những giây phút tương tự như chàng trai trong đoạn video, khi quá mải mê với công việc và cuộc sống cá nhân, mà vô tâm với cha mẹ. Trở về nhà sau ngày dài mệt mỏi trên cơ quan, người con trai lại tiếp tục ngồi vào bàn làm việc. Thương con vất vả, người cha đem ly sữa vào cho con nhưng lóng ngóng làm đổ ly sữa vào tập tài liệu trên bàn. Trước thái độ khó chịu của con trai, người cha buồn bã và thất vọng vì không giúp được gì cho con.
Nhìn cha nằm trên giường bệnh, tim chàng trai như bị bóp nghẹn
Tối hôm đó, người cha lên cơn đột quỵ, và cơn tai biến đã ảnh hưởng tới khả năng đi lại của ông. Nhìn cha nằm trên giường bệnh, chàng trai mới nhận ra mình đã vô tâm nhường nào. Những ngón tay run run vụng về của cha, trước kia vốn khiến anh thấy phiền hà, thực chất là những dấu hiệu của tuổi già mà người con trai đã vô tâm không để ý.
Quá trình luyện tập sau đó đầy những gian nan khiến niềm tin về sự hồi phục trong người cha trở nên mong manh, và khiến người con bế tắc. Để rồi, khi nhớ lại tuổi thơ cơ hàn, anh mới tìm ra động lực để nỗ lực giúp cha hồi phục….
Cha sẽ không dừng bước, để cho con thành công
Xem clip đầy xúc động tại đây:
Câu chuyện ngắn và cảm động không khỏi dấy lên những suy ngẫm trong mỗi người con. Trong văn hóa của người Việt, hiếu đạo được xem là một di sản quí báu, một truyền thống tốt đẹp được bao thế hệ giữ gìn. Khi còn sức khỏe, cha mẹ đã dành tất cả cho con cái. Khi về già, cha mẹ lại nương tựa vào con, nhất là khi ốm đau, già yếu, không tự chủ được trong sinh hoạt.
Vốn từ lâu, người Việt Nam luôn quan niệm, bổn phận làm con phải chăm sóc, quan tâm chu đáo đến các bậc sinh thành. Nhưng cuộc sống hiện đại ngày càng bận rộn, khiến ta càng có ít thời gian dành cho cha mẹ. Phim ngắn Nâng bước yêu thương đầy tính nhân văn, với một thông điệp có sức lan truyền mạnh mẽ: “Đừng dễ dàng bỏ cuộc, vì cha mẹ chưa bao giờ dừng bước vì con”, sẽ giúp lan truyền yêu thương trong xã hội hiện đại.
Một thông điệp nữa cũng có thể nhận thấy trong đoạn video. Đó là niềm tin và kiên nhẫn có sức mạnh giúp người lớn tuổi hồi phục – điều mà nhãn hàng tã giấy Caryn – một nhãn hàng chăm sóc người lớn tuổi - luôn hướng tới.
Theo nhãn hàng, thông điệp này xuất phát từ mong muốn đưa mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tiên tiến từ Nhật Bản để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi Việt Nam, bằng cách khuyến khích việc chăm sóc đúng cách, chọn lựa đúng sản phẩm theo khả năng đi lại. Ở ta, hiếu là phải chăm lo từng bữa ăn giấc ngủ cho cha mẹ, để cha mẹ nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, tặng cha mẹ những đồ bổ dưỡng. Còn ở nhiều nước, như Nhật Bản – nơi người cao tuổi được chăm sóc với chất lượng vô cùng cao, họ lại đề cao việc để người lớn tuổi sống chủ động là chính mình và giữ động lực vui sống.
Dù tuổi cao sức yếu nhưng ba mẹ vẫn được khuyến khích tự chủ trong cuộc sống. Nếu không còn đi lại được, họ được hỗ trợ để tập tự xúc ăn, tự đi vệ sinh. Nếu còn khả năng đi lại, người cao tuổi được dìu vào nhà vệ sinh để cải thiện khả năng đi lại thay vì tiểu hoàn toàn trên tã giấy, và được khuyến khích mặc tã quần để giảm cảm giác ốm yếu. Người chăm sóc có thể giúp mặc tã, nhưng người lớn tuổi được khuyến khích tự mình kéo lên kéo xuống miếng tã quần càng nhiều càng tốt.
Việc tự chủ trong vệ sinh như vậy có ý nghĩa quan trọng như một dấu hiệu chứng tỏ họ vẫn còn có khả năng tự chăm sóc bản thân mình, cũng là một phương thức tâm lý giúp họ tự tin hơn, từng bước cải thiện sức khỏe. Việc trò chuyện, gần gũi và động viên cũng sẽ giúp người cao tuổi trở nên lạc quan về khả năng hồi phục.
Tâm lý chung, ba mẹ già yếu thường có mặc cảm rằng mình đang là gánh nặng khi phải để con cái chăm sóc nên thường có tâm trạng buồn bực, tự ti và dần mất đi động lực vui sống. Vậy nên những yêu thương ân cần từ con cái, kết hợp với chăm sóc đúng cách sẽ là “liều thuốc bổ” giúp cha mẹ từng bước hồi phục, để “nâng bước yêu thương”.