Sốc độc lạ: Vì sao loài rắn có lưỡi chẻ đôi?

Ngày 11/12/2018 19:00 PM (GMT+7)

Phần lớn động vật trong thế giới tự nhiên đều có lưỡi thành một khối nhưng rắn thì không như vậy mà lưỡi rắn chẻ làm đôi.

Video: Sự thật về cái lưỡi chia làm đôi của loài rắn

Từ xưa đến nay có nhiều giả thuyết về chức năng của chiếc lưỡi thò ra, thụt vào ở loài rắn. Từ việc tăng gấp đôi khả năng cảm nhận hương vị thức ăn, tới chiếc lưỡi bắt mồi và phun nọc độc vào kẻ thù... Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy.

Rắn không có mũi nhưng chúng vẫn có thể đánh mùi được kẻ thù, rắn giao phối hoặc di chuyển xung quanh chính nhờ vào lưỡi của chúng và cơ quan xương sống mũi.

Lợi thế của việc có lưỡi chẻ đôi là có thể tiếp xúc với nhiều diện tích bề mặt hơn. Mỗi khi rắn thò lưỡi ra là thời điểm chúng thu thập "phân tử mùi". Khi lưỡi thụt vào, những "phân tử mùi" sẽ được đưa đến cơ quan xương sống mũi trong vòm miệng. Tại đây, cơ quan này sẽ phân tích mùi và gửi tín hiệu lên não, giúp rắn phân biệt được mùi.

Sốc độc lạ: Vì sao loài rắn có lưỡi chẻ đôi? - 1

Chúng ta biết rằng khi nhìn bằng hai mắt, não bộ phải tổng hợp thông tin từ hai luồng để có cái nhìn cụ thể hơn những gì xung quanh.

Cũng tương tự như vậy, lưỡi chia làm hai của rắn cũng làm nhiệm vụ thu thập mùi từ hai vị trí khác nhau. Điều này giúp nó phát hiện được cụ thể mùi nào ở hướng nào và nhanh chóng di chuyển tới đích cần đến.

Mặt khác lưỡi rắn chia đôi giúp nó có thể ngửi thấy mùi trong ba chiều. Hiện tượng này cũng giống như loài cú sử dụng hai tai không đối xứng để có thể phát hiện ra âm thanh ba chiều.

Cả rắn và cú thường sử dụng mạch thần kinh tương tự nhau để so so sánh cường độ tín hiệu từ các bên của cơ thể và xác định hướng bằng mùi vị hoặc âm thanh. Thậm chí điều này còn giúp rắn săn tìm con mồi hoặc bạn tình tiềm năng theo những mùi quen thuộc.

Sốc độc lạ: Phát hiện hũ tiền vàng 900 năm tuổi, bằng thu nhập cả năm của người bình thường
Nhóm nghiên cứu nhận định, chủ sở hữu của khối tài sản này rất có thể là một thương gia hoặc người giàu có...

Tin tức 24h

Theo Hoàng Dung
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Lạ độc vui