Có phải trẻ đi học hay mắc cúm hơn là trẻ nhỏ được bao bọc tại nhà?

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 21/02/2025 12:00 PM (GMT+7)

Việc trẻ được bao bọc ở nhà tưởng rằng sẽ an toàn trong mùa dịch cúm, tuy nhiên điều này chưa hẳn đã tốt vì khi ra ngoài môi trường, trẻ rất dễ mắc bệnh.

Thời gian gần đây dịch cúm ngày một gia tăng về số lượng ca bệnh, ở mọi lứa tuổi, giới tính, điều này khiến không ít bố mẹ hoang mang lo lắng. Đặc biệt, một số gia đình có con nhỏ đang học mầm non sẵn sàng cho con nghỉ học vì sợ con đến lớp bị lây cúm. 

Chị Hoàng Thanh (ở Nam Từ Liêm, Hà Nội) có con nhỏ 32 tháng, đang cho đi học tại một trường mầm non tư thục trên địa bàn. Gần đây, khi biết nhiều người bị cúm, chị Thanh đã cho con nghỉ học, ở nhà ông bà nội trông để tránh con bị mắc bệnh. “Tôi cho con ở nhà được 3 tuần, cố gắng giữ để con không bị ốm và may mắn con vẫn bình an. Trong khi ở lớp cháu học, nhiều cháu bị cúm và phải nghỉ học để không lây cho các bạn khác”, chị Thanh cho hay.

PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng (nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, việc phụ huynh lo lắng con mắc bệnh, chỉ ôm con ở trong nhà cũng không phải là cách tốt. Bởi sau này khi con ra ngoài, miễn dịch yếu thì hoàn toàn có thể sẽ mắc bệnh, khi đó có thể không phải cúm nhưng sẽ mắc một số bệnh khác.

Việc bao bọc trẻ quá mức để tránh mắc bệnh cũng gây nên ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ. Ảnh minh họa.

Việc bao bọc trẻ quá mức để tránh mắc bệnh cũng gây nên ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ. Ảnh minh họa. 

Bác sĩ Dũng cũng thừa nhận rằng, trong thời điểm đang có bệnh như cúm, việc trẻ đến trường chắc chắn sẽ dễ nhiễm bệnh hơn là trẻ ở nhà vì đó là môi trường công cộng, dễ tiếp xúc với mầm bệnh hơn. Tuy nhiên, để con không mắc bệnh thì việc chủ động phòng bệnh mới là điều quan trọng nhất, chứ không phải việc bao bọc con quá mức, hay cho con nghỉ học ở nhà.

Cũng liên quan đến vấn đề này, trao đổi trên báo chí, TS.BS BS Trương Hữu Khanh, nguyên trưởng khoa Nhiễm thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM cho rằng, ở nhóm trẻ mầm non là dễ mắc bệnh trong thời tiết giao mùa nhất, như bệnh sởi, tay chân miệng, cúm, bệnh hô hấp.

Trong đó, đối tượng dễ bị vi khuẩn, virus tấn công nhất đó là những trẻ chưa có đủ miễn dịch trước khi đến trường. Lúc này, trẻ tiếp xúc môi trường đông người sẽ có tác nhân gây bệnh giao lưu với nhau và sẽ bị lây nhiễm. Ví dụ như bệnh cúm mùa, trong một lớp chỉ cần có 1 đến 2 trẻ nhiễm virus, sau đó chơi với các trẻ lành thì nguy cơ lây bệnh là hoàn toàn có thể xảy ra.

Do vậy, bác sĩ Khanh khuyến cáo các bậc phụ huynh rằng, việc cho trẻ đi học vẫn nên thực hiện, không nên quá bao bọc trẻ vì không phải gia đình nào cũng có người ở nhà trông trẻ. Việc cần làm đó là phải tiêm vắc xin phòng bệnh, từ đó tăng miễn dịch cho trẻ, ví dụ như tiêm vắc xin cúm hàng năm, tiêm vắc xin sởi đúng lịch, đủ mũi. Hay một số bệnh chưa có vắc xin thì cần thực hiện theo khuyến cáo phòng bệnh của ngành y tế để tránh lây lan.

Với các bệnh truyền nhiễm, lây qua đường hô hấp, các chuyên gia cho rằng, ngoài vắc xin thì việc vệ sinh cơ thể sạch sẽ, rửa tay thường xuyên, giữ nhà cửa thông thoáng, đeo khẩu trang khi tiếp xúc đông người là vô cùng quan trọng.

Ngoài tiêm vắc xin, việc bổ sung dinh dưỡng và vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang thường xuyên cũng là cách phòng bệnh an toàn, hiệu quả. Ảnh minh họa.

Ngoài tiêm vắc xin, việc bổ sung dinh dưỡng và vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang thường xuyên cũng là cách phòng bệnh an toàn, hiệu quả. Ảnh minh họa. 

Khi trẻ từ trường về nhà nếu có biểu hiện nhảy mũi, chảy nước mũi cần phải rửa mũi bằng nước muối sinh lý, thay quần áo, rửa tay chân, tắm cho trẻ bằng nước ấm, giữ ấm cơ thể bằng khăn khô ngay sau khi tắm để tránh trẻ bị nhiễm lạnh, đồ chơi và khu vực vui chơi của trẻ cần được khử khuẩn thường xuyên.

Chế độ ăn ngủ của trẻ là khâu đặc biệt quan trọng để duy trì nền tảng sức khỏe của trẻ. Phụ huynh và nhà trường cần đảm bảo cho trẻ ăn đủ chất, ngủ đủ giấc, thay đổi món ăn theo bữa, tăng cường hàm lượng rau củ quả, đa dạng thức ăn sẽ tăng cảm giác ngon miệng giúp trẻ ăn được lượng nhiều hơn. Trẻ cần phải được ăn đa dạng, đủ nhóm chất và bổ sung các thực phẩm chức năng khác. Khi chăm sóc dinh dưỡng tốt, sức khỏe trẻ sẽ được cải thiện và đó là biện pháp phòng bệnh rất tốt.

Cuối cùng, nếu phát hiện trẻ bị bệnh, phụ huynh cần thông báo cho nhà trường để có giải pháp vệ sinh khử trùng, phòng tránh nguy cơ lây nhiễm, cũng như theo dõi sức khỏe trẻ để đưa đến viện kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Nutifood Sweden GrowPLUS+ Sữa non Immunel với công thức đột phá được phát triển bởi Nutifood Thụy Điển, xây dựng nền tảng FDI hỗ trợ đề kháng khỏe, tiêu hóa tốt giúp chuyển hóa tốt các dưỡng chất. 

Công thức bộ ba dưỡng chất bảo vệ với Immunel từ Mỹ giúp hoạt hóa, tăng sinh tế bào miễn dịch chủ động kết hợp 100% sữa non 24h chứa kháng thể IgG và 2’-FL HMO, hỗ trợ tăng cường đề kháng nhanh và phát triển toàn diện cho bé.

Có phải trẻ đi học hay mắc cúm hơn là trẻ nhỏ được bao bọc tại nhà? - 3

Tiến sĩ BV Chợ Rẫy chỉ ra điểm khác biệt giữa cúm mùa, Covid-19 và các bệnh truyền nhiễm khác
Trước diễn biến phức tạp của bệnh cúm, một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm là liệu sự bùng phát mạnh mẽ này có liên quan đến biến thể...

Sức khỏe giao mùa

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]21/02/2025 10:50 AM(GMT+7)

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sức khỏe giao mùa