Đến Nhật Bản, đừng quên tham gia những lễ hội độc đáo này

Ngày 11/01/2018 10:55 AM (GMT+7)

Nhật Bản là một đất nước có nhiều phong tục và lễ hội độc đáo. Nếu đã lỡ cảm mến đất nước mặt trời mọc thì bạn cũng đừng quên hòa mình vào những lễ hội đặc sắc, có một không hai ở đây!

Tham gia vào những lễ hội Nhật Bản đông vui là một cách để bạn hiểu thêm về văn hóa Nhật Bản. Bạn sẽ được biết đến lễ hội Setsubun kỳ lạ (Lễ Tiết Phân), được tận hưởng cảm giác uống rượu sake khi ngắm hoa đào nở trong lễ hội Hanami (Lễ hội hoa anh đào),… và còn rất nhiều lễ hội khác. Vì vậy, đừng bỏ lỡ những chuyến du lịch đến Nhật nhé. Hãy cùng gia đình mình đóng gói hành lý và tham gia một trong năm lễ hội lớn nhất của Nhật Bản.

Shogatsu – Tết cổ truyền Nhật Bản

Đến Nhật Bản, đừng quên tham gia những lễ hội độc đáo này - 1

Là lễ hội lớn nhất ở Nhật, mang ý nghĩa rất lớn trong dịp năm mới của Nhật Bản. Shogatsu, Tết cổ truyền Nhật Bản, cũng rơi vào ngày 1/1 như các nước phương Tây theo lịch Dương, nhưng lễ hội vẫn kéo dài trước và cả sau ngày 1/1.

Rất nhiều người bắt đầu năm mới bằng việc ăn mì soba (làm từ kiều mạch) vào nửa đêm để cầu sức khỏe tốt. Lúc bình minh, Nhật Hoàng sẽ cầu phúc cho đất nước. Không giống như phương Tây chỉ tập trung vào tiệc tùng và những hứa hẹn ngắn hạn, Shogetsu tập trung vào việc cầu chúc cho thành công trong năm tới. Vào nửa đêm, chuông đền thờ Phật sẽ vang 108 lần – đại diện cho tất cả những lỗi lầm và ham muốn.

Đến Nhật Bản, đừng quên tham gia những lễ hội độc đáo này - 2

Đến Nhật Bản, đừng quên tham gia những lễ hội độc đáo này - 3

Cũng như dịp năm mới ở Trung Quốc, có nhiều món ăn đặc biệt được chuẩn bị và trẻ em thì được cho tiền lì xì. Mọi thành viên sẽ tụ tập và quây quần bên nhau chơi những trò chơi gia đình. Câu chúc quen thuộc trong ngày này là "Điều cũ qua, điều mới đến".

Vào ngày 2/1, người dân sẽ được cho phép tham quan sân trong của cung đình – đặc quyền chỉ có 2 lần trong 1 năm. Ngày còn lại là ngày 23/12 để chúc mừng sinh nhật Nhật Hoàng. Nhiều cửa hàng kinh doanh đóng cửa cho đến ngày 3/1. Ngoài ra, còn có một dịp lễ nhỏ khách gọi là Coming of Age vào ngày 9/1.

Thời gian: 30/12 đến 3/1. Ngày lễ mừng năm mới truyền thống của Nhật cũng được tổ chức cùng lúc với Ngày Lễ Âm Lịch (ví dụ: Lễ Năm Mới của Trung Quốc, Tết,….)

Địa điểm: Toàn bộ đất nước. Tokyo là nơi tập trung đông người nhất.

Setsubun – Lễ Tiết Phân

Đến Nhật Bản, đừng quên tham gia những lễ hội độc đáo này - 4

Lễ hội Setsubun là lễ hội rất vui và kỳ quặc mở đầu cho lễ hội mùa xuân Haru Matsumi ở Nhật.

Setsubun là truyền thống lâu đời đã trở thành một chương trình tivi có sự tham gia của các ngôi sao trong nước. Đi kèm với những nhà sản xuất lớn, những sân khấu bé được dựng lên khắp đất nước. Kẹo và tiền được tung ra cho đám đông như những món quà nhỏ.

Đến Nhật Bản, đừng quên tham gia những lễ hội độc đáo này - 5

Trong lễ Mamemaki – lễ ném đậu, mọi người ném đậu để xua đuổi tà ma sẽ gây ảnh hưởng đến công việc về sau của họ. Một thành viên trong gia đình sẽ đeo mặt nạ quỷ và đóng vai “ác ma” trong khi mọi người hò hét và ném đậu vào thành viên đó cho đến khi anh ta bỏ đi.

Đến Nhật Bản, đừng quên tham gia những lễ hội độc đáo này - 6

Thời gian: 3/2 – 4/2

Địa điểm: Ở những chùa và đền thờ lớn tại Nhật Bản.

Hanami - Lễ hội Hoa Anh Đào

Là một lễ hội Nhật Bản truyền trống từ xưa, từ "hanami" ám chỉ việc “thưởng hoa” và đó là việc hàng nghìn người làm mỗi Hanami.

Gia đình và bạn bè tranh giành những chỗ yên tĩnh ở trong công viên đông đúc để có những buổi picnic và bữa tiệc, cả ngày và đêm. Một buổi tiệc nhỏ sẽ được tổ chức dưới những cây hoa đào nở để chúc mừng cho vẻ đẹp ngắn ngủi tự nhiên của hoa đào.

Đến Nhật Bản, đừng quên tham gia những lễ hội độc đáo này - 7

Một vài người tham gia lễ hội thích uống rượu sa-kê hơn là việc ngắm hoa, nhưng tất cả mọi người đều hưởng thụ khoảng thời gian ngoài trời trong bầu không khí mới mẻ của mùa xuân!

Những tiệc trà được tổ chức dưới những cây đào; những bài hát và điệu nhảy truyền thống, những đám rước lộng lẫy, và những cuộc diễu hành đều góp phần vào việc khuấy động không khí lễ hội.

Đến Nhật Bản, đừng quên tham gia những lễ hội độc đáo này - 8

Thời gian: giữa tháng Ba và tháng Năm, tùy thuộc vào việc bạn muốn đến đâu trong khoảng giữa miền Bắc và miền Nam của Nhật Bản. Hoa đào bắt đầu nở ở miền Nam khi mùa đông qua. Những dự báo chính thức về thời gian để ngắm hoa đào nở sẽ được đăng lên kênh thông tin của chính phủ mỗi năm.

Địa điểm: Toàn quốc.

Tuần lễ vàng

Đến Nhật Bản, đừng quên tham gia những lễ hội độc đáo này - 9

Nếu có sự kiện lớn nào mà người Nhật luôn cố gắng lên kế hoạch, thì đó là “Tuần Lễ Vàng”!

Tuần Lễ Vàng là một trong những khoảng thời gian du lịch đông nhất của Nhật Bản. Bốn lễ hội khác nhau và được tổ chức liên tục trong khoảng thời gian rất ngắn khi thời tiết vừa bắt đầu tốt hơn. Người Nhật sẽ có những kì nghỉ thêm để đi du lịch và tận hưởng đợt lễ này. Rất nhiều cửa hàng đóng cửa ít nhất là 1 tuần trong dịp này.

Ngày lễ đầu tiên của “Tuần Lễ Vàng” là ngày sinh nhật của vua Hirohito (theo lịch Chiêu Hòa) vào 29/4, ngày Tưởng niệm liệt sĩ vào ngày 3/5, ngày lễ Xanh vào ngày 4/5, và rồi Ngày lễ trẻ em vào 5/5.

Đến Nhật Bản, đừng quên tham gia những lễ hội độc đáo này - 10

Mùa du lịch của Nhật Bản bắt đầu ngay sau khi các lễ hội kết thúc và các cửa hàng bắt đầu làm việc trở lại. Các mặt hàng đều tăng giá cao ngất ngưởng. Bạn cũng nên chú ý là các phương tiện di chuyển thường chật kín trong “Tuần Lễ Vàng”!

Thời gian: Những ngày cuôi tháng 4 – 6/5

Địa điểm: Toàn quốc.

Obon – Lễ Vu Lan

Đến Nhật Bản, đừng quên tham gia những lễ hội độc đáo này - 11

Mặc dù không phải ngày lễ chính thức, Obon vẫn là một trong những lễ hội Nhật Bản được mong đợi vào mùa hè.

Obon là dịp lễ mà linh hồn của tổ tiên sẽ về nhà để nghỉ ngơi. Mọi người đến thăm chùa, đền và mộ phần của gia đình trong ngày Obon. Những đám lửa được đốt trước cửa nhà và đèn lồng được thắp sáng để dẫn dắt cho linh hồn người thân về nhà.

Đến Nhật Bản, đừng quên tham gia những lễ hội độc đáo này - 12

Obon là ngày lễ quan trọng đối với các gia đình ở Nhật; rất nhiều người quay về nhà của tổ tiên họ, gây ra chậm trễ cho những phương tiện đi đường dài và một số thì đóng cửa.

Thời gian: Lễ Obon được tổ chức theo âm lịch. Thời gian thì tùy địa phương, nhưng thường là vào mùa hè. Một số nơi tổ chức vào dịp 15/7, có nơi là 15/8 hoặc ngày 15 của tháng 7 âm lịch. Bạn nên kiểm tra lễ Obon được tổ chức vào lúc nào trước khi bạn đến nơi nào đó ở Nhật.

Địa điểm: Toàn quốc.

Sinh nhật Nhật Hoàng

Đến Nhật Bản, đừng quên tham gia những lễ hội độc đáo này - 13

Nhật Hoàng Akihito, là Nhật Hoàng hiện tại ở Nhật, sinh vào ngày 23/12/1933.

Đây là ngày lễ hàng năm của Nhật. Sinh nhật Nhật Hoàng là ngày lễ quốc tế chính thức từ năm 1948 và được mọi người tham gia đông đảo từ lúc đó.

Trong ngày hôm đó, Nhật Hoàng, cùng với những thành viên quan trọng trong hoàng tộc, sẽ xuất hiện đôi lúc ở cửa sổ hoặc hành lang. Họ sẽ vẫy tay với đông đảo người ủng hộ tập trung ở dưới bất chấp cái lạnh chỉ để có thể nhìn được vị vua của mình trong chốc lát. Dân du lịch cũng có thể tham gia để tận hưởng quang cảnh này.

Đến Nhật Bản, đừng quên tham gia những lễ hội độc đáo này - 14

Sinh nhật Nhật Hoàng là một dịp bày tỏ sự yêu nước ở Nhật và là một trong hai ngày duy nhất trong năm mà khu đất trong Hoàng Cung được mở ra và đón chào người dân.

Thời gian: 23/12

Địa điểm: Tokyo.

Trên đây là những giới thiệu sơ lược về 5 lễ hội Nhật Bản truyền thống và lớn nhất trong năm. Nếu có dự định ghé thăm đất nước độc đáo này, bạn hãy tham khảo thật kỹ thời gian và địa điểm diễn ra của chúng để tới đúng thời điểm nhé!

Nhật Minh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Du lịch Nhật Bản