Từ vụ loạt kem chống nắng Hàn bị dính "phốt", nàng rút ra được kinh nghiệm gì?

Tóc Vàng - Ngày 05/05/2021 12:00 PM (GMT+7)

Purito, Krave, Klairs lần lượt là những ông lớn trong làng mỹ phẩm lần lượt phải thu hồi sản phẩm kem chống nắng do sai lệch thông tin chỉ số SPF thực tế đo được và thông báo trên nhãn mác.

Những ngày gần đây, các tín đồ yêu thích mỹ phẩm Hàn nói riêng và người dùng nói chung được phen "tá hỏa" vì lần lượt những cái tên đình đám trong làng chăm sóc da như Purito, Krave, Klairs phải thu hồi lại loạt sản phẩm. Đây đều là những thương hiệu cực kì nổi tiếng trên các quốc gia châu Á và được nhiều beauty blogger dành lời khen có cánh.

Purito, Krave đều đã lần lượt gửi lời xin lỗi tới người hâm mộ và thông báo sẽ kiểm tra lại sản phẩm. Mới đây lại đến Klairs phải cúi đầu xin lỗi và thu hồi lại 2 dòng sản phẩm đã được tung ra thị trường.

Từ vụ loạt kem chống nắng Hàn bị dính amp;#34;phốtamp;#34;, nàng rút ra được kinh nghiệm gì? - 1

Klairs gửi lời xin lỗi chân thành đến người dùng và mong mọi người vẫn tiếp tục ủng hộ các sản phẩm khác của thương hiệu trong tương lai.

Từ vụ loạt kem chống nắng Hàn bị dính amp;#34;phốtamp;#34;, nàng rút ra được kinh nghiệm gì? - 2
Từ vụ loạt kem chống nắng Hàn bị dính amp;#34;phốtamp;#34;, nàng rút ra được kinh nghiệm gì? - 3
Từ vụ loạt kem chống nắng Hàn bị dính amp;#34;phốtamp;#34;, nàng rút ra được kinh nghiệm gì? - 4

Hãng mỹ phẩm Hàn cho biết đã thu hồi hai dòng kem chống nắng là Soft Airy UV Essence - chỉ số SPF in trên bao bì là SPF 50 PA++++ và Mid Day Blue UV Shield - chỉ số in trên bao bì là SPF 50 PA++++. 

Các kết quả kiểm nghiệm tại nhiều phòng thí nghiệm trong và ngoài nước đã cho kết quả là chỉ số SPF thật của hai sản phẩm trên không đúng với thông tin ghi trên bao bì (hãng không cung cấp thông tin cụ thể). Song song với việc thu hồi sản phẩm, hãng cũng nhanh chóng hợp tác với các phòng thí nghiệm khác để kiểm tra lại chỉ số SPF, đồng thời thông báo chính sách hoàn lại tiền cho người dùng đã mua hai sản phẩm nói trên. 

Từ vụ loạt kem chống nắng Hàn bị dính amp;#34;phốtamp;#34;, nàng rút ra được kinh nghiệm gì? - 5
Từ vụ loạt kem chống nắng Hàn bị dính amp;#34;phốtamp;#34;, nàng rút ra được kinh nghiệm gì? - 6

Vào giữa tháng 4, sản phẩm chống nắng The Beet Shield của Krave Beauty cũng bị thu hồi do chỉ số SPF thực thấp hơn chỉ số SPF ghi trên bao bì (SPF 47 PA++++).

Từ vụ loạt kem chống nắng Hàn bị dính amp;#34;phốtamp;#34;, nàng rút ra được kinh nghiệm gì? - 7
Từ vụ loạt kem chống nắng Hàn bị dính amp;#34;phốtamp;#34;, nàng rút ra được kinh nghiệm gì? - 8

Tháng 12 năm 2020, Purito cũng ra thông báo thu hồi ba dòng kem chống nắng của hãng gồm: Purito Comfy Water Sun Block, Purito Centella Green Level Unscented Sun và Centella Green Level Safe Sun với cùng nguyên nhân.

Những thông tin cơ bản về kem chống nắng cần biết

Từ những liên hoàn "phốt" của các ông lớn trên thì chị em nên đúc rút kinh nghiệm gì cho bản thân? Trước tiên cần phải nắm được những thông tin cơ bản của kem chống nắng.

UVA, UVB

Bức xạ tia cực tím (UV) của mặt trời tác động lên mặt đất (UVR) (∼295-400 nm) bao gồm UVA (320-400 nm) và UVB (280-320 nm). UVC (100-280 nm) không đến được bề mặt Trái đất vì nó được hấp thụ hoàn toàn bởi ozone ở tầng bình lưu. UVB chiếm không quá 5% UVR trên mặt đất, nhưng tác động của nó thường lớn hơn nhiều so với UVA. Cường độ của tia UVB đạt đỉnh vào khoảng giữa trưa, trong khi cường độ của tia UVA vẫn khá ổn định trong suốt cả ngày.

Từ vụ loạt kem chống nắng Hàn bị dính amp;#34;phốtamp;#34;, nàng rút ra được kinh nghiệm gì? - 9

UVB thường gây ra cháy nắng, sạm da còn UVA thì thường liên quan đến vấn đề lão hóa da và cả hai loại tia này có thể góp phần nên sự hình thành của một số loại ung thư da.

SPF, UVA-PF và PPD

Chỉ số SPF là chỉ số thể hiện khả năng bảo vệ của sản phẩm khỏi tia UVB. Nó thường được ghi trên nhãn của tất cả các sản phẩm kem chống nắng, bao gồm cả các dòng mỹ phẩm chống lão hóa da do ánh nắng.

Chỉ số UVA-PF và PPD tương tự như chỉ số SPF nhưng thay vì là chỉ số bảo vệ trước UVB thì hai chỉ số này thể hiện khả năng bảo vệ da trước tia UVA.

Kinh nghiệm rút ra từ kem chống nắng

Về cơ bản, vẫn có sự chênh lệch giữa các kết quả từ các phòng thí nghiệm khác nhau. Vì nó phụ thuộc vào phương pháp test SPF như trên da người, trong phòng thí nghiệm giữa chất nền và da người, yếu tố ngoại cảnh như bảo quản sản phẩm hoặc có thể có sự thiên vị, gian lận. Trong quá khứ cũng đã từng có nhiều trường hợp dính "phốt", tuy nhiên, 3 thương hiệu gần đây nhất nhận được sự quan tâm lớn vì chúng được marketing và lăng xê bởi các KOL quá lớn. Chị em có lẽ cần lưu ý những điểm sau.

Chú ý hơn thành phần và các màng lọc UV

Các chỉ số SPF, PA trên sản phẩm thật sự không phản ảnh được hoàn toàn khả năng chống nắng của sản phẩm. Để tránh bị đánh lừa, chị em cần chú ý hơn tới thành phần, các màng lọc và chiết xuất in trên bao bì. Thông thường, kem chống nắng tốt sẽ có nhiều màng lọc và nồng độ thích hợp. Các màng lọc UV thường đều tan trong dầu và do đó khi lên da thường bóng, nhờn, khó thấm, chưa kể các chất tạo màng là polyme, silicone sẽ cho cảm giác nặng mặt. Chị em thường yêu thích các sản phẩm thẩm thấu nhanh nhưng thực tế là chúng đã được giảm số lượng màng lọc và nồng lộ. Lúc này kem chống nắng có còn tốt nữa không thì chưa chắc.

Ưu tiên các sản phẩm thương hiệu uy tín, đặc biệt là US, UK

Tại Hoa Kỳ, kem chống nắng được coi là thuốc không kê đơn và ở Canada chúng được coi là thuốc trừ khi chúng chỉ chứa Titanium dioxide, Zinc oxide hoặc para-aminobenzoic acid. Bên cạnh đó, hầu hết các loại kem chống nắng ở Úc, bao gồm cả kem chống nắng có SPF 4 trở lên, được coi là "hàng hóa trị liệu" và phải được đăng ký với Cơ quan Đăng ký Hàng hóa Trị liệu của Úc.

Ở những nơi khác, bao gồm Liên minh châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Nam Mỹ, kem chống nắng được định nghĩa là mỹ phẩm.

Từ vụ loạt kem chống nắng Hàn bị dính amp;#34;phốtamp;#34;, nàng rút ra được kinh nghiệm gì? - 10

Sự kiểm định nghiêm ngặt và khó khăn trong quá trình được sản xuất phần nào cho thấy sự kiên quyết đối với các chất lên da người như thế nào. Do đó, bạn có thể xem xét lại các sản phẩm kem chống nắng đến từ US, UK hơn.

Bên cạnh đó, việc chọn lựa lại các sản phẩm được test lại từ các cơ quan người tiêu dùng cũng là 1 lời khuyên hữu ích. Một số chuyên trang về người tiêu dùng như Consumer report có test lại một số sản phẩm và chứng minh là nó đạt được cam kết SPF đưa ra và các bạn có thể tham khảo các sản phẩm này để mua theo. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý vào năm test vì công thức sản phẩm có thể thay đổi theo năm.

Chọn các sản phẩm có SPF cao

Đa số chị em thường thoa không đủ lượng kem chống nắng đúng chuẩn quy định cho làn da (2 mg/cm2). Một số nghiên cứu cho rằng nếu sản phẩm có chỉ số SPF cao thì khi thoa không đủ liều vẫn có khả năng bảo vệ tốt hơn sản phẩm có SPF thấp. Và ngoài ra, nếu SPF cao thì khi test thực tế có lỡ thấp xuống thì cũng không quá nhiều. Tuy nhiên, chị em cũng cần chú ý đến mục đích sử dụng. Nếu là dân văn phòng và cần sản phẩm có kết cấu đẹp thì SPF 30 - 50 là hợp lý, không cần chỉ số SPF phải quá cao.

Review kem dưỡng da nội địa Trung được nhiều chị em lăng xê nhất 2021
Lucenbase, BioAqua, Laikou,... đều là những kem dưỡng da nội địa Trung chất lượng mà giá thành lại "hạt dẻ" được nhiều chị em tin dùng nhất 2021.
Theo Tóc Vàng
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kem chống nắng