Kẻ dại chuyện bé xé ra to, người khôn biết 8 cách hóa giải mâu thuẫn này

Bảo Anh. - Ngày 29/04/2021 18:38 PM (GMT+7)

Những thủ thuật dưới đây sẽ giúp bạn khéo léo hơn trong giao tiếp, tránh được việc chuyện bé xé ra to.

Việc bạn và đồng nghiệp, hàng xóm hay ngay cả những người thân yêu của mình tranh luận là điều hết sức bình thường. Chúng ta bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc của mình với mong muốn có thể đưa ra kết luận phù hợp. Tuy nhiên điều này cũng dễ trở nên nhạy cảm, khiến đôi bên tổn thương nếu thiếu khéo léo. Những thủ thuật dưới đây sẽ giúp bạn khéo léo hơn trong giao tiếp, tránh được việc chuyện bé xé ra to.

1. Khởi đầu một cách nhẹ nhàng

Kẻ dại chuyện bé xé ra to, người khôn biết 8 cách hóa giải mâu thuẫn này - 1

Bạn có biết, 3 phút đầu tiên của một cuộc tranh cãi có thể giúp bạn đưa ra dự liệu nó sẽ kết thúc thế nào. Nếu bạn thực sự tức giận và khó kiểm soát cảm xúc ngay từ lúc đầu, kết thúc của cuộc tranh luận sẽ rất dễ tệ và khó đi đến thỏa thuận chung.

Nếu bạn không hài lòng về điều mà ai đó làm và cần nói ra, hãy cố gắng không thể hiện rằng mình đang muốn buộc tội hay phán xét họ và cố gắng giữ bình tĩnh. Bằng cách đơn giản này, bạn sẽ dễ hướng phần còn lại của cuộc trò chuyện phát triển theo hướng thân thiện hơn.

2. Nhớ đến “tỷ lệ ma thuật”

Một nghiên cứu được tiến hành trên các cặp vợ chồng vào những năm 1970 đã chỉ ra rằng có cả mặt tích cực và tiêu cực đối trong cách các cặp vợ chồng hạnh phúc tương tác với nhau. Tuy nhiên, để có được kết quả hạnh phúc thì tỷ lệ này nên là 5 -1, tức là các cặp vợ chồng hạnh phúc 5 lần tương tác tích cực thì chỉ có 1 lần tương tác tiêu cực với nhau.

Vậy điều gì có thể giúp bạn cân bằng lại những cảm xúc tiêu cực của mình trong một cuộc tranh cãi? Đó chính là 5 điều tích cực mà người ấy đã làm trước đó. Và để không bỏ lỡ những điều tốt này, sẽ tốt hơn khi bạn bắt đầu viết nhật ký và ghi lại những khoảnh khắc nửa kia có hành động khiến bạn cảm thấy hạnh phúc hay biết ơn. Trước khi định tranh cãi, bạn có thể tự đọc lại những điều này hoặc đọc cho cả người ấy cùng nghe.

3. Nói “tôi” thay vì “bạn”

Khi bạn bắt đầu câu của mình bằng “Bạn (Anh/chị…) đã … (làm sai điều gì đó)”, đối phương sẽ cảm thấy bị tấn công và nảy sinh tâm lý muốn bảo vệ chính mình. Họ sẽ dễ cảm thấy tức giận và muốn chống trả bằng cách buộc tội bạn.

Để thể hiện sự tôn trọng của mình với đối phương, hãy cho họ biết hành động của họ khiến bạn cảm thấy thế nào bằng cách bắt đầu câu chuyện của mình với “Tôi (Em/Cháu) cảm thấy…” Đây là một thay đổi nhỏ nhưng có thể đem đến hiệu quả lớn, khiến bạn không còn giống như đang đổ hết lỗi cho họ mà là đang giải thích điều thực sự khiến bạn khó chịu hay tổn thương.

4. Tìm kiếm thỏa hiệp

Khi cảm thấy nóng giận, hãy nhớ rằng bạn đang tranh luận với người mà bạn quan tâm, dành tình yêu thương và không có lý gì hai người nên biến nó thành cuộc chiến. Điều quan trọng là cuộc tranh luận đó nên kết thúc sớm và đừng cố gắng giành lấy chiến thắng bằng bất cứ giá nào.

Thắng hay thua, đúng hay sai đôi khi chưa phải là điều quan trọng nhất. Bạn có thể làm tổn thương người kia hay rạn nứt mối quan hệ của mình. Hãy cố gắng tìm kiếm một sự thỏa hiệp. Ngay cả khi cuối cùng bạn không đạt được điều mình muốn, bạn sẽ biết rằng cả bạn và đối phương đều có ít nhất một phần những gì bản thân muốn trong khi không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ.

5. Lặp lại điều đối phương nói

Kẻ dại chuyện bé xé ra to, người khôn biết 8 cách hóa giải mâu thuẫn này - 2

Trong một cuộc tranh cãi, chúng ta thường cảm thấy bị hiểu lầm và như thể đối phương không hề nghe những gì chúng ta nói. Bạn cảm thấy thất vọng và tức giận vì mình không được coi trọng, như đang nói chuyện với một bức tường.

Đó là lý do vì sao điều quan trọng ở đây là sự tích cực lắng nghe. Hãy thể hiện điều đó bằng cách lặp lại những gì đối phương đã nói và cho họ biết rằng bạn hiểu điều đó.

6. Vận dụng óc hài hước và trí tưởng tượng

Khi tranh luận, chúng ta rất dễ đưa ra các lập luận cực đoan từ những suy nghĩ của mình. Thay vào đó, sẽ tốt hơn khi bạn có thể truyền tải suy nghĩ của mình thông qua cách nói dí dỏm, hài hước. Bạn sẽ khiến bầu không khí cuộc trò chuyện trở nên dễ chịu hơn, đối phương cũng dễ tiếp thu ý kiến của bạn hơn.

Ví dụ: Thay vì gào lên: “Gần đây anh làm cái gì mà không hề quan tâm đến em? Anh có người khác rồi phải không? Anh hết yêu em rồi phải không?”, bạn có thể đùa: “Có phải anh dọn nhà đến sao Hỏa rồi không mà em thấy xa quá!”.

7. Chọn một “từ an toàn”

Một khi bạn nhận thấy rằng cuộc tranh luận của mình đang đi quá xa và bạn không thể kiểm soát chúng, hãy quyết định sử dụng một “từ an toàn” với đối phương. Đó nên là một từ trung lập hoặc tích cực, giúp bạn kiểm soát tình hình. Khi một trong hai nói từ này, điều đó sẽ hàm ý rằng: “Chúng ta cần bình tĩnh trước khi có thể tiếp tục."

8. Lắng nghe cảm xúc thay vì để ý tới lời nói

Kẻ dại chuyện bé xé ra to, người khôn biết 8 cách hóa giải mâu thuẫn này - 3

Trong lúc nóng nảy, chúng ta có xu hướng nói ra những điều bản thân không thực sự có ý định. Vì vậy, sẽ tốt hơn khi trong cuộc tranh luận, bạn tập trung vào cảm xúc của đối phương thay vì chăm chăm đến lời nói của họ. Bằng cách này, bạn sẽ hạn chế được việc để lời nói làm tổn thương chính mình.

Đừng nói xin lỗi trong 8 tình huống này, đây mới là cách xử lý khôn ngoan
Nói lời xin lỗi trong mọi trường hợp là điều nhiều người cho rằng thể hiện lịch sự mà không biết rằng đôi khi nó sẽ khiến ta đánh mất dần sự tự tin.
Bảo Anh. (Theo Brightside)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tư duy thông minh