Những thói quen này sẽ tạo nên sự khác biệt của những người thành công dù làm việc trong bất kỳ lĩnh vực nào.
1. Đặt ra mục tiêu rõ ràng cho tương lai
Bạn rất khó để biết mình sẽ đi đâu nếu không có đích đến trong đầu. Những người có kỷ luật đặt ra một mục tiêu lớn hoặc sứ mệnh tổng thể và sau đó chia nó thành những phần nhỏ hơn rồi từng bước thực hiện.
Họ cố gắng điều chỉnh mục tiêu sao cho phù hợp với mục đích của mình và từng bước chinh phục. Họ có thể suy nghĩ lâu dài và kiên nhẫn, nỗ lực trong nhiều tháng, nhiều năm để tiến gần hơn đến những gì họ hy vọng đạt được.
Những người có tính kỷ luật cao hiểu tầm quan trọng của việc đặt ra các mục tiêu rõ ràng và cụ thể. Họ có tầm nhìn về những gì họ muốn đạt được và chia mục tiêu thành các bước nhỏ hơn, dễ quản lý hơn.
2. Họ chịu trách nhiệm
Tất cả chúng ta đều phải đối mặt với thử thách và một trong những điều khác biệt làm nên thành công chính là tự chịu trách nhiệm, không đùn đẩy. Bằng cách tập trung vào nhiệm vụ thay vì tìm lý do để không hành động, họ giữ được đà tiến về phía trước.
Người thành công tối đa hóa các cơ hội và học hỏi từ thất bại của mình. Họ chịu trách nhiệm vì tin rằng đó là cách nhanh nhất để giải quyết vấn đề và ngăn chặn những thất bại tiếp theo.
3. Quản lý thời gian một cách khôn ngoan
Không ai là hoàn hảo và tất cả chúng ta đều có lúc lãng phí thời gian. Những người thành công chỉ ít lãng phí thời gian hơn. Họ cố gắng hết sức để lấp đầy ngày của mình bằng làm việc năng suất và hoàn thành công việc.
Những người thành công giảm thiểu sự trì hoãn và sử dụng thời gian một cách hiệu quả. Họ ưu tiên hành động hơn là trì hoãn và cố gắng hết sức để đạt được những mục tiêu nhỏ nhằm theo đuổi mục tiêu lớn hơn của mình.
4. Tránh những bi kịch không cần thiết
Những người có kỷ luật quan tâm đến các sự kiện nhưng không bị cuốn vào chúng đến mức ám ảnh hoặc phung phí hết năng lượng của mình. Tất nhiên, họ cố gắng tỏ ra đồng cảm, quan tâm và hỗ trợ, nhưng họ sẽ không tham gia vào việc buôn chuyện hoặc dành hàng giờ chỉ để buôn chuyện.
Họ không có thời gian và sức lực để dành cho những thứ không hữu ích. Người kỷ luật cao duy trì sự tập trung và tránh bị phân tâm, tiến về phía trước trong khi những người khác đang mắc kẹt trong sự kịch tính.
5. Theo dõi chi tiêu của mình
Tiền là nền tảng cho nhiều lĩnh vực thành công khác trong cuộc sống. Bằng cách lập ngân sách và tránh chi tiêu quá mức, người có kỷ luật đang xây dựng nền tảng lâu dài cho sự thành công và phát triển của chính họ. Họ biết rằng, việc chi tiêu quá mức sẽ làm giảm cơ hội thành công ở bất kỳ mục tiêu nào.
6. Đầu tư dài hạn thay vì chỉ thu lợi nhuận nhanh chóng
Những người thành công đầu tư vào các dự án và kế hoạch dài hạn thay vì chỉ nhắm đến lợi nhuận ngắn hạn. Họ đã rèn được cho bản thân cách trì hoãn sự hài lòng và có kỷ luật để hướng tới kết quả mình muốn thay vì nóng lòng muốn có được.
Sự hài lòng ngay lập tức là nguồn gốc của sự thất vọng, tạo ra những kỳ vọng sai lầm. Bằng cách học cách tận dụng sự hài lòng bị trì hoãn, bạn sẽ có thời gian để hoạch định chiến lược một cách chu đáo và học hỏi từ chính thất bại của mình.
7. Quan tâm đến sức khoẻ thể chất và tinh thần
Những người có kỷ luật biết ưu tiên cho sức khỏe và hạnh phúc của chính mình. Họ ăn uống đầy đủ, tập thể dục và tôn trọng ranh giới về cảm xúc cũng như thể chất của mình. Họ tin rằng những điều này rất quan trọng và hoàn toàn xứng đáng để được ưu tiên cũng như đầu tư thời gian và công sức.
8. Có thể nói lời từ chối để hoàn thành công việc
Những người kỷ luật có thể đặt mục tiêu của mình lên hàng đầu, kể cả khi phải nói không. Họ cũng đảm bảo bản thân được nghỉ ngơi đầy đủ để tập trung vào mục tiêu của mình. Đây là một bước kỷ luật mà nhiều người thấy rất khó khăn. Họ có thể tách biệt các hoạt động và sẽ không để những lời mời xã hội khiến bản thân rời xa những gì mình muốn hoàn thành.
9. Xác nhận bản thân
Người kỷ luật cao không để người khác quyết định hạnh phúc của mình. Họ coi trọng bản thân và mục tiêu của mình hơn những xác nhận bên ngoài. Tự xác thực là chấp nhận những trải nghiệm nội tâm, suy nghĩ và cảm xúc của chính bạn.
Mối quan hệ quan trọng thường bị bỏ qua là mối quan hệ với chính mình. Những người có kỷ luật ghi nhớ bài học này vì họ biết bản thân phải là nguồn hỗ trợ lớn nhất cho chính mình.