Những bức ảnh chụp bình thường cùng với những bức ảnh đã qua chỉnh sửa nhưng với góc độ khác nhau đã lừa được rất nhiều cư dân mạng một cách ngoạn mục.
Vụ kẹt xe khủng khiếp nhất tại Trung Quốc
Ngày 14/8/2010, tại quốc lộ 110 của Trung Quốc đã xảy ra vụ kẹt xe lịch sử kéo dài 10 ngày với hàng ngàn chiếc ô tô nối đuôi nhau dài hơn 100km
Thực tế, đây là bức ảnh được chỉnh sửa từ ảnh gốc tại xa lộ 405 Los Angeles
Dòng sông thơ mộng ở Fairy Pools trên Đảo Skye, Scotland
Đây là một địa danh có thật nhưng so với thực tế thì khác nhau một trời một vực.
Bức ảnh gốc chụp dòng sông Shotover ở Đảo Nam, New Zealand.
Venice vào đông, đóng băng toàn bộ Grand Canal
Đây chỉ là ảnh photoshop nghệ thuật của Robert Jahns.
Sự thật cũng nhanh chóng được tiết lộ: Anh đã ghép hai tấm ảnh Piazza San Marco của Luis Manuel Osorio Fernando với ảnh Hồ Bakail của Daniel Kordan để tạo ra một khung cảnh lạ không tưởng đến thế.
Hình ảnh Venice được ghép với...
Hồ Bakail của Daniel Kordan
Con mực to nhất thế giới dài 49m dạt vào bờ biển
Bức ảnh được đăng tải với thông tin giật gân đi kèm, con mực dạt vào bờ biển ở Santa Monica, California và có thể do bị nhiễm phóng xạ ở Nhật.
Tuy nhiên bức ảnh nhanh chóng bị phanh phui. Thực tế, đó chỉ là một con mực bình thường và nơi chụp ảnh là ở Tây Ban Nha.
Họ đã ghép ảnh con mực vào vị trí một con cá voi chết dạt vào ở bãi biển Chile vào tháng 11/2011
Rắn bạch tạng sắc màu
Thông tin con rắn bạch tạng đa sắc đã được lan truyền nhanh chóng và gây xôn xao mạng xã hội.
Nhưng sự thật, đó chỉ là một con rắn bạch tạng bình thường mà thôi.
Con rắn hổ mang 3 đầu
Rắn hổ mang 3 đầu với sự chứng khiến của nhiều người dân phía sau càng làm độ tin cậy của bức ảnh tăng cao
Bức ảnh này đã nhanh chóng bị lật tẩy bởi bức ảnh gốc. Hơn nữa, vẫn bức ảnh đó nhưng con rắn đã được chỉnh sửa thành con rắn 8 đầu đã được tung ra ngay sau đó.
Bức ảnh gốc
Ảnh đã được chỉnh sửa thành rắn 8 đầu.
Nỗi nhớ bố mẹ của em bé Syria
Bức ảnh được chú thích: “Có một số đứa trẻ cảm thấy gần gũi với bố mẹ đã khuất hơn là những người mà chúng đang chung sống."
Đây là tác phẩm trong một dự án nghệ thuật của chàng nhiếp ảnh gia tên là bdel Aziz Al-Atibi chụp vào tháng 1/2014, nhân vật chính trong ảnh là cháu trai của anh.
Bức ảnh đã lấy rất nhiều nước mắt và cảm xúc của người xem. Tuy nhiên, khi biết bị hiểu lầm, anh đã đăng tải một số bức ảnh khác để chứng minh đây chỉ là tác phẩm nghệ thuật.
Đây là tác phẩm trong một dự án nghệ thuật của chàng nhiếp ảnh gia tên là bdel Aziz Al-Atibi.
Anh giải thích thêm: "Tôi là một nhiếp ảnh gia và tôi muốn nói về những khổ đau đang diễn ra trong xã hội, đó cũng là sở thích và cách tôi phóng đại sự việc nhằm truyền tải ý tưởng của mình."