Việc đem điện thoại vào phòng thi đã làm lỡ mất cơ hội của thí sinh thi THPT, các em thực sự đáng thương hay đáng trách?
Chỉ vì một cuộc điện thoại của cha, mẹ gọi khiến thí sinh bị đình chỉ thi vì vi phạm quy chế. Hình ảnh hai cha con ngồi gục, ôm nhau khóc ngay tại sân trường điểm thi tại Đà Nẵng - cũng chỉ vì cuộc điện thoại của cha - thu hút sự quan tâm của cộng đồng với những chia sẻ, người cảm thông, người phê phán.
Đây không phải là mùa thi đầu tiên cấm mang điện thoại vào phòng thi. Trước kỳ thi, giáo viên chủ nhiệm cũng đã nhắc nhở nhiều lần, ngay cả khi đến nhận phòng thi, thí sinh cũng đã được giám thị thông báo quy chế thi cử. Không hiểu sao các cô tú, cậu tú vẫn cứ phải kè kè cái điện thoại bên mình, để rồi khi bị giám thị phát hiện, đình chỉ thi lại khóc ngất, thaTin chờ xuất bảnn vãn toi công 12 năm đèn sách?
Hẳn những cô tú, cậu tú cũng đã chẵn tròn tuổi 17 chứ đâu còn nhỏ nhoi gì để biện minh cho sự đãng trí của con trẻ?
Bị đình chỉ thi vì mang điện thoại, các thí sinh đáng thương hay đáng trách? (Ảnh: Facebook)
Một chiến sĩ cảnh sát giao thông Hà Nội đã than thở với tôi rằng, nhiều người khi bị phạt vì xe máy không gắn gương chiếu hậu thì lên tiếng trách móc chúng tôi là làm khó người dân, có mỗi cái gương xe chứ có vi phạm lớn lao gì…Quả thật, khi tham gia giao thông tôi thấy rất nhiều xe máy đã tháo bỏ cả hai chiếc gương xe, khi bị cảnh sát giao thông thổi còi thì lại cố tháo chạy, bất chấp nguy hiểm đến tính mạng của chính mình. Tôi hỏi một cô gái bị phạt vì không có gương xe, cô gái thản nhiên trả lời: Vướng víu, nhìn xe để gương quê mùa lắm.
Rồi một cậu bé hốt hoảng, giật vội áo mẹ vì mẹ thấy đèn đỏ rồi mà vẫn cứ đi. Khi nghe con nhắc, người mẹ còn lớn tiếng mắng “biết gì mà nói”. Thấy con gái cứ khư khư hộp sữa đã uống xong mà chưa biết vứt vào đâu thì người mẹ đã nhanh tay, vứt ngay xuống đường trước con mắt đầy ngạc nhiên của con gái.
Từ những câu chuyện tưởng như rất nhỏ trong cuộc sống mà người ta vẫn có thói quen tặc lưỡi cho qua, rằng “chuyện nhỏ như con thỏ” có gì đâu để mà ầm ĩ, để rồi đường đã phân luồng, tốn bao tiền của mà xe máy, ô tô vẫn cứ mạnh ai nấy đi, khiến giao thông ở Việt Nam trở thành nỗi kinh hoàng của người nước ngoài. Đèn tín hiệu giao thông đã có, nhưng vẫn phải kèm cảnh sát giao thông thì người tham gia giao thông mới chịu đi đúng luật.
Những thói quen trong sinh hoạt, lối sống khi đã ăn vào nếp nghĩ, trở thành ý thức thì rất khó có thể sửa chữa và thay đổi, khiến con người trờ nên tự ti, lạc lõng khi hội nhập, khi bước chân ra khỏi cuộc sống ở sau “lũy tre làng”. Hàng loạt những lao động ra nước ngoài đã phải trả giá đắt vì vẫn mang theo những thói quen cố hữu của mình.
Âu, từ câu chuyện chiếc điện thoại di động trong phòng thi cũng là bài học đắt giá không chỉ với những thí sinh, phụ huynh ở những mùa thi sau mà hãy nhìn rộng ra ở nhiều sự việc để mỗi người hãy tự căn chỉnh mình.
Hãy cùng nói không với những sai lầm nhỏ nhất để không phải đi vào vết xe đổXin mượn câu nói thay cho lời kết: Không ai có thể quay ngược lại thời gian để bắt đầu lại từ đầu, nhưng bất kỳ ai cũng có thể bắt đầu từ ngày hôm nay và tạo ra một kết thúc mới”.