Mỗi năm chuyển chỗ ở 1 lần, mẹ Việt ở Nhật “tự xây nhà” theo phong cách riêng

Cẩm Tú - Ngày 18/11/2023 06:24 AM (GMT+7)

"Nhiều người cảm thấy khó hiểu vì sao mình cứ phải chuyển nhà hay nhà đi thuê mà sửa chữa, trang trí nhiều thế. Như vậy có mệt không? Với mình, nhà chưa bao giờ là nơi cần ta đứng tên sở hữu, nhà là nơi ta phải đặt hết tình cảm của mình qua từng góc nhỏ, để nhắm mắt ta cũng có thể thấy rõ mỗi chi tiết trong đó", chị Quỳnh Hoa nói.

Nhà cao cửa rộng sở hữu hay nhà nhỏ đi thuê đều có chữ nhà trong đó. Đã là nhà thì phải trọn tình. Ở đâu không toàn tâm thì nhà thuê hay mua đều chỉ là một nơi tạm bợ mà thôi.

Vì lẽ đó mà chị Nguyễn Quỳnh Hoa luôn đặt trọn tâm sức vào những nơi mình sống, bất kể ngắn hay dài. Bởi một ngày được sống trọn vẹn vẫn ý nghĩa hơn một đời chỉ sống tạm bợ.

“Mình có quan niệm rằng nhà đi thuê hay nhà mua đều là nhà và ở đâu cũng phải toàn tâm toàn ý chăm sóc thì ngôi nhà mới trở thành mái ấm, là nơi để mình mong ngóng được trở về sau một ngày căng thẳng trong công việc”, chị Hoa chia sẻ.

Chị Quỳnh Hoa đã cùng gia đình sang Nhật sống được 7 năm.

Chị Quỳnh Hoa đã cùng gia đình sang Nhật sống được 7 năm. 

Thích cuộc sống xê dịch nhưng không thích những thứ tạm bợ

Chị Quỳnh Hoa (làm biên tập sáng tạo nội dung) đã cùng gia đình sang Nhật Bản làm việc được 7 năm. Khi nhắc đến việc chuyển nhà, nhiều người rất ngại vì tốn chi phí, sức lực và thời gian để sắp xếp lại mọi thứ trong nhà. Tuy nhiên gia đình chị Quỳnh Hoa lại thường xuyên chuyển nhà và không sống cố định ở một nơi nào đó quá lâu. Mặc dù thích cuộc sống xê dịch nhưng chị lại không thích những thứ tạm bợ.

Căn nhà chị Hoa mới chuyển tới sống vào tháng 7 năm ngoái. Căn nhà được thiết kế theo phong cách Retro nhẹ nhàng, bình yên.

Căn nhà chị Hoa mới chuyển tới sống vào tháng 7 năm ngoái. Căn nhà được thiết kế theo phong cách Retro nhẹ nhàng, bình yên. 

Chị Quỳnh Hoa chia sẻ: “Mình đã trải qua rất nhiều căn nhà với diện tích lớn nhỏ khác nhau, nhưng căn nhà nào với mình cũng là nơi gửi gắm những giá trị tinh thần không chỉ thông qua việc nấu ăn mà còn ở việc sắp xếp và dọn dẹp.

Nhiều người cảm thấy khó hiểu vì sao mình cứ phải chuyển nhà hay nhà đi thuê mà sửa chữa, trang trí nhiều thế. Như vậy có mệt không? Với mình, nhà chưa bao giờ là nơi cần ta đứng tên sở hữu, nhà là nơi ta phải đặt hết tình cảm của mình qua từng góc nhỏ, để nhắm mắt ta cũng có thể thấy rõ mỗi chi tiết trong đó.

Một góc trong phòng khách, thi thoảng chị lại đổi vị trí đồ và thay tranh mới.

Một góc trong phòng khách, thi thoảng chị lại đổi vị trí đồ và thay tranh mới.

Mỗi năm chuyển chỗ ở 1 lần, mẹ Việt ở Nhật “tự xây nhà” theo phong cách riêng - 4

Góc làm việc.

Góc làm việc. 

Bố mẹ mình luôn thúc mình mua nhà hoặc trở về những căn nhà được xây sẵn ở Việt Nam. Sau cùng bước chân mình vẫn lang thang vô định, mỗi năm lại tự “xây” thêm một ngôi nhà mới, một ngôi nhà cho tâm hồn không có nhiều ham muốn vật chất, một ngôi nhà mà đôi bàn tay của mình vẫn từng ngày lao động miệt mài để tự tạo dựng những niềm vui nhỏ bé riêng. Ở tuổi 35, mình không có nhà nhưng mình đã có một tổ ấm bình yên theo cách của riêng mình...”

Vào tháng 7/2022, gia đình chị Quỳnh Hoa chuyển về sống trong một căn nhà nhỏ rộng 80m2 với 3 phòng và một mảnh vườn xinh xắn. Tại đây, chị và các thành viên trong gia đình được hòa mình với thiên nhiên, được tận hưởng cuộc sống “đồng quê” như chị mong muốn.

Mỗi năm chuyển chỗ ở 1 lần, mẹ Việt ở Nhật “tự xây nhà” theo phong cách riêng - 6

Mỗi năm chuyển chỗ ở 1 lần, mẹ Việt ở Nhật “tự xây nhà” theo phong cách riêng - 7

Mẹ đảm tự tay “xây nhà” theo phong cách riêng, rất nhẹ nhàng và bình yên

Mẹ đảm 2 con cho biết, vợ chồng chị thuê căn nhà này với giá 8 man 6 mỗi tháng (khoảng 13,7 triệu đồng). Điều đặc biệt là chị Quỳnh Hoa đã tự trang trí nhà cửa, tự tay đóng từng cái kệ, cái bàn, cái ghế,… “Mình thích tự tay làm mọi thứ cho căn nhà mình đang sống, trong đó có những món đồ DIY (tự tay làm) vì nó phù hợp phong cách cũng như nhu cầu của mình. Và, chỉ có mình hiểu, đáp ứng được những nhu cầu đó thông qua việc tự đóng đồ”, chị Quỳnh Hoa nói.

Bàn sưởi do chị Quỳnh Hoa tự đóng. Mặt bàn được ghép từ các tấm gỗ có độ dày 5cm. Chị sử dụng gỗ đóng sàn nặng và dày để khi đặt lên chăn không bị trượt.

Bàn sưởi do chị Quỳnh Hoa tự đóng. Mặt bàn được ghép từ các tấm gỗ có độ dày 5cm. Chị sử dụng gỗ đóng sàn nặng và dày để khi đặt lên chăn không bị trượt.

Ban đầu khi tự tay đóng đồ, mẹ đảm 2 con cũng gặp phải một vài khó khăn khi chưa mua đủ dụng cụ. Khi ấy, chị chỉ đóng những món đồ nhỏ thôi. Sau này khi mua đủ dụng cụ rồi, chị mới bắt tay vào đóng các món đồ lớn hơn.

Đương nhiên, trong quá trình đóng đồ không thể thiếu sự hỗ trợ của chồng chị. Anh đã chở gỗ và chuyển gỗ vào nhà cho chị.

Chị Quỳnh Hoa cho hay, tính chi phí mua gỗ, sơn, đinh vít,… thì những món đồ chị tự đóng hiện tại chỉ tốn chưa tới 20 man (khoảng 40 triệu đồng). Nếu so với việc bỏ tiền đặt thiết kế nội thất thì rõ ràng chi phí chị bỏ ra cho căn nhà là quá rẻ.

Mỗi năm chuyển chỗ ở 1 lần, mẹ Việt ở Nhật “tự xây nhà” theo phong cách riêng - 9

Mỗi năm chuyển chỗ ở 1 lần, mẹ Việt ở Nhật “tự xây nhà” theo phong cách riêng - 10

Những món đồ decor nhỏ xinh được chị Hoa tha về tổ từng chút một. Chị luôn bị hấp dẫn bởi những thứ cũ kĩ và cổ xưa.

Những món đồ decor nhỏ xinh được chị Hoa "tha về tổ" từng chút một. Chị luôn bị hấp dẫn bởi những thứ cũ kĩ và cổ xưa. 

Và điều quan trọng hơn cả là khi tự đóng đồ, ngôi nhà cũng sẽ ghi dấu được nhiều kỷ niệm, có hơi thở của chính mình trong đó. “Đối với mình, một căn nhà “hoàn hảo” không phải là một căn nhà to rộng với nhiều thiết bị đắt tiền, mà là căn nhà chứa đựng dấu ấn của mình. Là những trưa hè nắng như đổ lửa, hai vợ chồng đạp xe qua các hệ thống đồ cũ săn đồ phù hợp cho căn nhà.

Là những lần đạp đi đạp về chở gỗ, đóng lấy những chiếc kệ đựng gia vị cho góc bếp. Là nhặt từng viên gạch, thay từng miếng giấy dán tường. Ngôi nhà có hơi thở của mình mới là ngôi nhà đẹp nhất”, chị Quỳnh Hoa tâm sự.

Mỗi năm chuyển chỗ ở 1 lần, mẹ Việt ở Nhật “tự xây nhà” theo phong cách riêng - 12

Bếp là nơi mẹ đảm thích nhất trong nhà. Và căn bếp này cũng là do chị tự tay thay áo mới cho nó.

Bếp là nơi mẹ đảm thích nhất trong nhà. Và căn bếp này cũng là do chị tự tay thay áo mới cho nó. 

Phòng khách nhà chị Quỳnh Hoa nối thông với bếp, và đây cũng là nơi chị thích nhất. Với chị, bếp là trái tim của ngôi nhà, là nơi nuôi dưỡng tâm hồn cho mình. Vì lẽ đó mà khi chuyển đến căn hộ mới nào, chị luôn quan tâm đến việc sắp xếp căn bếp đầu tiên.

Căn bếp của nhà chị có diện tích khá nhỏ (2,8m x 3,6m), hệ tủ bếp không thể can thiệp. Tuy nhiên, chị vẫn muốn có một căn bếp mang dấu ân của riêng mình nên chị đã bắt tay vào cải tạo nó bằng những món đồ tự đóng.

Vì rất thích những chiếc kệ đựng đĩa trong các bộ phim Úc xưa nên chị đã đóng một chiếc để trên bàn bếp. Kích thước của kệ là cao 70, rộng 52, sâu 27. Đặc biệt, chiếc kệ có thể đảo chiều, để chiều nào cũng được.

Vì rất thích những chiếc kệ đựng đĩa trong các bộ phim Úc xưa nên chị đã đóng một chiếc để trên bàn bếp. Kích thước của kệ là cao 70, rộng 52, sâu 27. Đặc biệt, chiếc kệ có thể đảo chiều, để chiều nào cũng được.

Mỗi năm chuyển chỗ ở 1 lần, mẹ Việt ở Nhật “tự xây nhà” theo phong cách riêng - 15

Mỗi năm chuyển chỗ ở 1 lần, mẹ Việt ở Nhật “tự xây nhà” theo phong cách riêng - 16

Mọi chị tiết, mọi ngóc ngách đều được mẹ Việt chăm chút từng tí một.

Mọi chị tiết, mọi ngóc ngách đều được mẹ Việt chăm chút từng tí một.

Chị Quỳnh Hoa chia sẻ: “Mình cứ nhớ mãi những bộ phim Úc được chiếu trên VTV3 ngày thơ bé, ở đó có những người phụ nữ đứng trong căn bếp gỗ xinh xắn nấu ra những món ăn nhiều yêu thương. Những hình ảnh ấy đã thôi thúc mình thực hiện một góc bếp dịu dàng cho riêng mình - nơi mỗi khoảnh khắc chiều tàn, mình lại khao khát được trở về với ánh đèn vàng ấm áp, khoác lên mình chiếc tạp dề trắng cùng lũ trẻ nhặt rau vo gạo, nấu ra những món ăn bình thường mà đong đầy hương vị hạnh phúc…

Nhà to hay nhỏ, mua hay đi thuê đều không quan trọng. Quan trọng nhất là những điều chúng ta cùng nhau thực hiện và vun đắp để biến ngôi nhà - không phải là nơi để nghỉ ngơi qua ngày, mà thành nơi ta khao khát được trở về”.

Mỗi năm chuyển chỗ ở 1 lần, mẹ Việt ở Nhật “tự xây nhà” theo phong cách riêng - 18

Nhà của chị Quỳnh Hoa còn có một mảnh vườn nhỏ. Ở đây chị trồng nhiều loại hoa như hồng leo, cẩm tú cầu, hoa cúc,… và một số loại rau như rau răm, mướp đắng,…

Nhà của chị Quỳnh Hoa còn có một mảnh vườn nhỏ. Ở đây chị trồng nhiều loại hoa như hồng leo, cẩm tú cầu, hoa cúc,… và một số loại rau như rau răm, mướp đắng,…

Mỗi năm chuyển chỗ ở 1 lần, mẹ Việt ở Nhật “tự xây nhà” theo phong cách riêng - 20

Mảnh vườn tuy không lớn nhưng cây nào cũng tươi tốt, hoa khoe sắc rực rỡ. Để được như vậy, chị Quỳnh Hoa đã phải vun xới, chăm sóc cho chúng hàng ngày.

Mảnh vườn tuy không lớn nhưng cây nào cũng tươi tốt, hoa khoe sắc rực rỡ. Để được như vậy, chị Quỳnh Hoa đã phải vun xới, chăm sóc cho chúng hàng ngày.

Chị cũng tiết lộ, chị chăm sóc khi vườn của mình từ rác thải nhà bếp như vỏ rau củ quả, rau củ quả héo, thức ăn thừa nấu chín, vỏ hải sản, xương động vật, bã cà phê, vỏ trứng, giấy ăn… Việc này vừa giảm được rác thải ra môi trường vừa có phân để bón cây trong vườn.

Chị cũng tiết lộ, chị chăm sóc khi vườn của mình từ rác thải nhà bếp như vỏ rau củ quả, rau củ quả héo, thức ăn thừa nấu chín, vỏ hải sản, xương động vật, bã cà phê, vỏ trứng, giấy ăn… Việc này vừa giảm được rác thải ra môi trường vừa có phân để bón cây trong vườn.

Sang Nhật với 2 bàn tay trắng, cặp đôi 9X tậu nhà hơn 11 tỷ, thi công chỉ trong 2 tháng
Vì đam mê DIY (tự tay làm hết) nên rất nhiều thứ trong nhà đều do chính tay người chồng làm nên, từ sân để ô tô, xe đạp cho đến đồ dùng học tập của...

Có một nơi để về

Theo Cẩm Tú
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Có một nơi để về