Trung Hoa cổ đại đâu chỉ có những mỹ nhân công dung ngôn hạnh, cúc cung tận tụy vì quân vương. 3 nữ nhân hoàng tộc sau đây chính là 3 ngoại lệ cực kỳ điển hình.
Hoàng hậu Uyển Dung và sở thích khỏa thân kì dị
Xinh đẹp, thông minh và thừa hưởng đặc ân được sống trong nhung lụa hoàng tộc, thế nhưng 3 nữ nhân này lại sớm vướng phải hồng trần, mang trên mình vết nhơ suốt đời không thể tẩy xóa.
Quách Bố La Uyển Dung - Hoàng hậu nghiện khỏa thân
Nếu đời Đường có Võ Tắc Thiên nổi tiếng dâm loàn, thì triều Thanh cũng có Quách Bố La Uyển Dung - bà hoàng hậu có sở thích độc nhất vô nhị: Khỏa thân.
Uyển Dung là vị hoàng hậu cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Hoa, được tiếp xúc với nền giáo dục phương Tây từ rất sớm. Chính vì vậy mà bà sở hữu nhan sắc thanh tân kiều diễm pha trộn giữa đường nét mềm mại của phương Đông và phong thái hiện đại của phương Tây.
Hoàng hậu Uyển Dung có vóc dáng nhỏ nhắn, mảnh mai và gương mặt thanh tú đầy sức hút. Ở bà có sự pha trộn giữa nét đoan trang Á Đông và phong thái hiện đại Tây Phương
Mặc dù rất xinh đẹp và thông minh, Uyển Dung hoàng hậu lại có cuộc đời không mấy tươi sáng. Lịch sử Trung Hoa ghi lại rằng bà phải sống trong sự ghẻ lạnh của chồng, thiếu hơi ấm gối chăn. Chính điều đó khiến bà sa đà vào thuốc phiện và mỗi ngày bà đều ngâm mình trong bồn tắm rất lâu để tự vuốt ve cơ thể. Giai thoại về chứng nghiện khỏa thân của bà cũng bắt nguồn từ đây.
Là người thông minh, am hiểu cầm kỳ thi họa và rất giỏi tiếng Anh, hoàng hậu Uyển Dung có phong thái cực kỳ tự tin. Tuy nhiên, bà lại không nhận được sự sủng ái của người đàn ông đã thành thân cùng mình năm 17 tuổi
Có thể thấy Uyển Dung hoàng hậu rất chuộng phong cách kẻ chân mày mảnh, tô son màu sậm và để tóc ngắn ngang vai thời thượng
Thục Phi Văn Tú - Phi tần duy nhất dám ly dị vua
Thục phi Văn Tú Phó Ngọc Phương chính là phi tần cuối cùng của hoàng đế Phổ Nghi, nhập cung chính thức từ năm 14 tuổi. Bà có nét đẹp xinh xắn, đầy đặn, da trắng mịn màng, từ nhỏ đã rất chăm ngoan và hiếu thuận với cha mẹ.
Vẻ đẹp được cho là tuyệt sắc của Thục phi Văn Tú: Mặt tròn, mày xếch, mắt to, răng không đều. Có thể thấy quan niệm về làm đẹp thời bấy giờ rất khác xa so với hiện tại
Tuy nhiên, suốt 9 năm làm hoàng phi trong cung, Văn Tú chưa một lần được Phổ Nghi triệu thị tẩm. Tương truyền, vị hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Thanh mắc phải chứng bệnh yếu sinh lý nên rất ít khi gần gũi với nữ nhân. Bên cạnh đó, bà còn phải chịu sự chèn ép và ghen ghét của hoàng hậu Uyển Dung - lúc bấy giờ cũng chịu chung số phận chăn đơn gối chiếc như bà.
Thục phi Văn Tú chưa một lần được lâm hạnh trong suốt 9 năm sống trong cung
Điều gì đến sẽ đến. Năm 1924, Phổ Nghi bị lật đổ, triều đại phong kiến Trung Hoa trở thành Trung Hoa dân quốc với pháp luật hoàn toàn mới. Văn Tú nhân cơ hội này đã đệ đơn xin ly hôn Phổ Nghi và kiện hoàng đế vì đã ngược đãi mình trong suốt 9 năm. Nhờ hành động này, Thục phi Văn Tú trở thành phi tần đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Trung Hoa dám phá bỏ hôn ước với vua, thậm chí dám tố cáo chồng bị yếu sinh lý trong ánh mắt ngỡ ngàng của bàn dân thiên hạ.
Sau 9 năm chịu đựng trong cô đơn và tủi nhục, Thục phi Văn Tú tuyên bố ly hôn hoàng đế và tái hôn với Lưu Chấn Đông - phụ tá của Lý Tông Nhân, người nắm giữ quyền tổng thống Trung Hoa Dân Quốc
Ái Tân Giác La Hiển Dư - Cách cách bán nước cho giặc
Ít ai ngờ một vị cách cách đức cao vọng trọng như Ái Tân Giác La Hiển Dư (Kawashima Yoshiko) lại có thể một bước trở thành gián điệp tay sai cho quân đội tài phiệt Nhật. Bà là con gái thứ 14 của Túc thân vương Thiện Kỳ, từ 6 tuổi đã được cha đưa sang Nhật giáo dục. Bà nổi tiếng xinh đẹp mĩ miều, thông minh hơn người nhưng có tính cách vô cùng ngang ngược và cứng rắn.
Ái Tân Giác La Hiển Dư sở hữu vẻ ngoài xinh đẹp ngay từ khi còn rất nhỏ
Thanh xuân rực rỡ của người con gái xinh đẹp, tài năng vẹn toàn. Cô rất thích trang điểm theo phong cách Tây Phương, để tóc ngắn trên cổ và ăn vận như một người phụ nữ phương Tây
Tuy nhiên, vào năm 18 tuổi, một biến cố lớn đã xảy đến với Kawashima Yoshiko: Cô bị chính cha nuôi cưỡng hiếp. Từ đó, Ái Tân Giác La Hiển Dư từ bỏ mái tóc ngắn, ăn mặc như đàn ông và bắt đầu hoạt động như một tay sai thực thụ của nước Nhật.
Ngay cả khi diện trang phục của nam nhân, Ái Tân Giác La Hiển Dư vẫn tỏa sáng như một mỹ nam đích thực
Đến nay, chưa có một tài liệu nào chia sẻ về những bí quyết dưỡng nhan của 3 nhân vật lừng lẫy này. Tuy nhiên, người ta đã tìm ra những phương thuốc làm đẹp được cho là bí truyền trong hoàng cung triều Thanh. Một vài phương pháp đặc biệt nhất được hoàng hậu Uyển Dung, hoàng phi Văn Tú và cách cách Hiển Dư áp dụng chính là:
Tắm nước ấm pha với thảo dược
Sở thích tắm bồn chính là tuyệt chiêu giúp da dẻ của hoàng hậu Uyển Dung luôn trắng sáng, mịn màng. Bà thường ngâm mình trong bồn nước ấm pha với tinh dầu hoa hồng, massage nhẹ nhàng để thư giãn làn da.
Nước hoa hồng chính là bí quyết giúp làn da luôn tươi tắn, mịn màng
Ngoài ra, bà còn rất thích trang điểm theo phong cách phương Tây, kẻ mắt đậm, vẽ chân mày mảnh, để tóc ngắn ngang vai uốn đuôi thời thượng và không bao giờ quên dùng son môi.
Dùng trà hoa cúc sắc với phục linh
Mặc dù bị vua ghẻ lạnh nhưng Thục phi cũng rất có ý thức trong việc giữ gìn nhan sắc. Vào thời của bà, các phi tần đều rất ưa chuộng hoa cúc và thường sử dụng hoa cúc để chăm sóc sắc đẹp.
Một trong những phương thuốc giúp gương mặt trẻ trung dài lâu chính là Bột hoa cúc & Phục Linh, 2 thứ trộn đều rồi pha với nước ấm đem uống mỗi ngày. Phương thuốc này có tác dụng giúp da tươi tắn, mềm mại và hồng hào tự nhiên.
Hoa cúc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp tinh thần sảng khoái, da dẻ mịn màng
Massage mặt bằng cây lăn
Phương pháp massage này có nguồn gốc từ hoàng cung nhà Thanh. Người ta thường dùng đầu lăn bằng ngọc để lăn lên da nhằm mục đích dưỡng da săn chắn, thu gọn gương mặt và giúp da dẻ luôn căng sáng, trẻ lâu. Nhật Bản thời bấy giờ cũng rất ưa chuộng dụng cụ làm đẹp đặc biệt này.
Cây lăn mặt bằng ngọc là dụng cụ làm đẹp được ưa chuộng vào thời nhà Thanh, đến nay vẫn là lựa chọn hàng đầu của chị em phụ nữ