ThS.Bs Cao Ngọc Duy - Trưởng Khoa - Khoa Hàm mặt thẩm mỹ, Bệnh viện đa khoa Đức Giang đã lên tiếng cảnh cáo chị em về lựa chọn tiêm filler.
Thạc sĩ - Bác sĩ chuyên khoa 2, Trưởng Khoa - Khoa Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện đa khoa Đức Giang
Được biết đến nhờ những clip "Nữ chủ tịch giả danh" hay "chị Google", Việt Phương Thoa là một trong những TikToker "hot" nhất hiện nay. Với chiều cao ấn tượng 1,68m cùng ba vòng chuẩn, cô theo đuổi phong cách gợi cảm và không ngại diện trang phục bikini hay đồ bó sát phô diễn triệt để đường cong cơ thể.
Từ tài năng cho tới vóc dáng của Phương Thoa không có điểm nào chê.
Nổi tiếng và xinh đẹp là thế nhưng Phương Thoa lại gặp không ít lận đận trong câu chuyện làm đẹp. Cô nàng hot Tiktoker từng nổi tiếng với tai nạn làm mũi hỏng phải sửa đi sửa lại khiến nhiều người xem e ngại. Mới đây, người đẹp triệu view tiếp tục là tâm điểm chú ý với clip dài hơn 7 phút kể lại hành trình chật vật đi mổ áp xe bì bị lừa tiêm silicon vào mặt.
Clip được đăng trên trang cá nhân của cô trên nền tảng TikTok hút gần 15 triệu lượt view chỉ trong thời gian ngắn.
Theo đó, Phương Thoa kể, cô gặp biến chứng gương mặt kinh khủng vì bị lừa tiêm phải silicon vào 6 năm trước và phải trải qua cuộc phẫu thuật vô cùng đau đớn. Đây là lần thứ 3 cô gặp biến chứng do phẫu thuật thẩm mỹ. Hai lần trước đó sửa mũi sau 1 tuần và sửa mũi sau 3 năm thì bị viêm lại lần thứ 3.
Từng trải qua tai nạn biến chứng vì thẩm mỹ nhưng theo Phương Thoa, đây là lần kinh khủng nhất với cô. Hot Tiktoker đã can đảm quay video lại để cảnh tỉnh mọi người rút kinh nghiệm trước khi đưa ra quyết định làm đẹp.
Chuyện xảy ra vào 2017, lúc này cô nàng tự ti về chiếc má hóp và chiếc cằm chẻ. Gương mặt khiến cô gặp nhiều hạn chế trong chuyện công việc nên đã có ý định muốn tút tát.
Bạn bè của cô cũng đều là KOL và được các địa chỉ spa liên hệ tài trợ thẩm mỹ. Cái giá đổi lại là họ đóng vai trò quảng cáo cho thẩm mỹ viện đó. Do đó, Phương Thoa cũng liên hệ để được tiêm miễn phí như bạn bè mình.
"Nhưng bạn mình thì sau khoảng 6 tháng đến 1 năm thì filler trên cái mặt của bạn mình nó đẹp và tan ra hết. Nhưng chỉ có riêng mình từ lúc tiêm cho tới lúc 6 năm sau thì cái cục ở trên má và cằm vẫn cứng hoài. Nó không đau, không nhức nhưng vẫn cứng như vậy. Thì mình thấy nó cứng nhưng nó không có vấn đề gì hết, không viêm không nhức cho nên mình không giải quyết nó luôn, cứ nghĩ nó vẫn sống trong cơ thể của mình bình thường cho tới cho tới một ngày là 6 tháng trước là mình bị viêm 1 lần" - Phương Thoa kể.
Cô nàng bị viêm má bên phải trước và sau đó là má đối diện.
Người đẹp cật lực đi khám và được kê thuốc để uống, kết hợp chườm lạnh thì phần má cũng có chuyển biến nhẹ là xẹp đi. Tuy nhiên, phần sưng nề sau đó vẫn tiếp tục xảy ra khi hết thuốc.
"Mình đi tới khoa răng hàm mặt khám thì sau khi chụp ít quan xong thì bác sĩ không thấy gì lạ hết rồi bác sĩ cũng rất hoang mang không biết là mình bị cái gì rồi. Bác sĩ chuẩn đoán mình là bị viêm cơ hàm do mình có cái thói quen bản tính nhai một bên thôi, rồi bác sĩ cho thuốc giảm viêm để uống thì mình uống được khoảng ba ngày thì cái mặt mình nó hết sưng hẳn và nó không còn đau nữa." - Phương Thoa chia sẻ.
Cô mô tả tình trạng mặt mình lúc đó là có 1 cái cục trên má, chảy sệ và sờ tay vào thấy nhói. Cô nàng lúc này cứ ngỡ như là cái cục do filler gây ra và quyết định đi tiêm tan. Khi đi đến bệnh viện, cô nàng mới ngã ngửa và giật mình nhận ra rằng, bác sĩ nói với cô đây không phải filler mà là silicon. Cô nàng "bủn rủn tay chân" vì biết hậu quả của silicon khi tiêm vào người, tuy nhiên, cô không ngờ đó lại là mình bị lừa.
Việt Phương Thoa chia sẻ, cô chỉ muốn lấy nó ra khỏi cơ thể bằng mọi cách còn không quan tâm gương mặt của mình sẽ bị biến dạng ra sao sau khi lấy. Người đẹp phải đi rất nhiều bệnh viện lớn mới được chỉ định mổ vì má là nơi có nhiều dây thần kinh quan trọng. Cuối cùng cô cũng phẫu thuật thành công và quá trình lành thương, hồi phục vẫn đang tiếp diễn.
Có thể nói, tiêm filler là thủ thuật làm đẹp không còn xa lạ với chị em đam mê làm đẹp. Tuy nhiên, biện pháp này vẫn luôn nhận được nhiều lời cảnh báo từ các chuyên gia.
Liên hệ với ThS.Bs Cao Ngọc Duy, Thạc sĩ - Bác sĩ chuyên khoa 2, Trưởng Khoa - Khoa Hàm mặt thẩm mỹ, Bệnh viện đa khoa Đức Giang, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về trường hợp này.
1. Thưa bác sĩ, dựa trên trường hợp của nữ TikToker được tiêm filler làm đầy phần má hóp và cằm 6 năm trước nhưng đến nay mới bị viêm, đi kiểm tra tại bệnh viện thì phát hiện mình bị tiêm silicon. Vậy, có cách nhận biết đâu là filler giả khi đã tiêm vào người để có cách xử lý ngay và luôn không?
Tiêm filler là thủ thuật khá đơn giản, do đó mà nhiều spa và những người không phải bác sĩ thẩm mỹ vẫn lạm dụng việc đó để tiêm cho khách - những người dễ dãi, nhẹ dạ cả tin. Mặc dù nhìn đơn giản nhưng bác sĩ thẩm mỹ chúng tôi phải nắm rõ về giải phẫu, đường đi mạch máu thần kinh… và có tập huấn, được cấp chứng chỉ của hãng trước khi làm cho khách.
Vì vậy, việc khách không biết lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín, có bác sĩ thẩm mỹ đúng chuyên ngành, thì việc nhận biết đâu là filler thật giả khá là khó. Bản thân bác sĩ như tôi cũng phải mất nhiều thời gian mới phân biệt được. Filler giả bây giờ giống thật đến 80-90%. Chúng tôi chỉ luôn lấy hàng của hãng, sử dụng filler chính hãng và những hãng đã được thông qua, kiểm nghiệm. Vậy là an toàn và yên tâm nhất.
Filler hay silicon việc thăm khám rất khó phát hiện, nếu như không gặp biến chứng.
2. Trong đoạn clip, bệnh nhân có kể trường hợp của cô quá nặng và hiếm gặp vì vùng mặt có nhiều dây thần kinh rất khó có thể mổ lấy silicon ra được. Theo bác sĩ, bệnh nhân hậu phẫu có lấy lại được dáng gương mặt bình thường như trước kia không?
Biến chứng hay gặp nhất là sưng đau, vón cục, áp xe hoá. Khi có biểu hiện bất thường thì bắt buộc phải phẫu thuật loại bỏ nó ra khỏi cơ thể. Và việc phẫu thuật đó phải được thực hiện ở bệnh viện đúng chuyên khoa để tránh làm tổn thương thêm đến các cơ quan khác. Đồng thời, vệc để lại sẹo là khó tránh.
3. Theo bác sĩ, từ trường hợp này có thể kết luận rằng: Độn chất liệu nhân tạo an toàn hơn tiêm chất làm đầy khi thực hiện làm má baby hay không?
Độn chất liệu nhân tạo an toàn hơn với những vùng có thể độn như mũi, cằm, rãnh mũi má, thái dương. Riêng dy nhất vùng má là không có miếng độn, chị em muốn thực hiện vẫn phải dùng đến tiêm filler - chất làm đầy loại mềm dành cho má, hay cấy mỡ tự thân.
4. Bên dưới bài đăng có nhiều người cũng “tá hoả” vì họ tiêm cằm, mũi nhưng cũng bị tình trạng sờ vào cứng. Dân tình đang mất niềm tin vào biện pháp làm đẹp tiêm filler. Cuối cùng, bác sĩ có lời khuyên gì cho chị em khi thực hiện làm má baby nói tiêng hay tiêm filler nói chung không?
Trước khi tiêm bất cứ thuốc gì hay loại chất gì vào cơ thể, các bạn nên nghiên cứu xem đó là loại gì, có được cấp phép lưu hành hay không. Song quan trọng nhất là tiêm ở đâu, có đúng bác sĩ thẩm mỹ có đủ bằng cấp, chứng chỉ hành nghề....
Xin cám ơn bác sĩ về những chia sẻ trên.
Tin liên quan
Đến Hoa - Á hậu cũng sửa sang nhan sắc thì có lẽ khái niệm phẫu thuật thẩm mỹ không còn là đề tài gây "nhức nhối" nữa.
Bên cạnh những liệu trình chăm sóc chuyên sâu tại spa, khi chăm sóc da tại nhà, ca sĩ Lệ Quyên rất chăm đắp mặt nạ, có ngày còn đắp đến hai...
Cô dâu của năm 2024 nhận được nhiều lời khen về mặt nhan sắc. Để được giao diện như thì hiện tại, Chu Thanh Huyền cũng đã phải nỗ lực rất...
Ao ước có ngoại hình như búp bê Barbie từ bé nên Nel Peralta (35 tuổi) vào năm 14 tuổi cô đã bắt đầu dùng gen nịt bụng để định hình vóc...
Tin bài cùng chủ đề ThS.Bs Cao Ngọc Duy
ThS.Bs Cao Ngọc Duy - Trưởng Khoa - Khoa Hàm mặt thẩm mỹ, Bệnh viện đa khoa Đức Giang đã lên tiếng cảnh cáo chị em về lựa chọn tiêm filler.