Bị chia cắt với bố mẹ từ khi lọt lòng, có rất nhiều người con gốc Việt vẫn đau đáu tìm lại nguồn cội của mình.
Cô gái Pháp và hành trình 26 năm tìm cha Việt
Lysiane Danièle Josette, 26 tuổi, là một cô gái mang hai dòng máu Việt - Pháp. Mở đầu cho hành trình tìm kiếm gốc rễ, cội nguồn của mình, Lys viết: "Im here, in Vietnam because i'm trying to find out about my origins and about my father". (Tôi đang ở đây, ở Việt Nam, và cố gắng tìm lại nguồn cội và người cha của mình".
Cô gái Pháp nhỏ nhắn vượt hàng ngàn cây số về Việt Nam tìm cha.
Cha chị là người Bà Rịa - Vũng Tàu, sang Pháp làm việc từ năm 1990-1992 trong một nhà hàng ở thị trấn Menton. Tại Pháp, vào năm 1991, ông Thanh gặp bà Marie Mathey và sinh ra chị Lysiane (tháng 11-1993). Tuy nhiên, sau đó cha mẹ chị chia tay.
Lys cố gắng tìm kiếm cha mình khắp nước Pháp, thông qua mạng xã hội, hỏi han rất nhiều người, nhưng không ai biết ông Thanh ở đâu. Những gì Lys có: một cái tên không chắc chắn - Lê Văn Thanh hoặc Nguyễn Văn Thanh, những con số không chắc chắn và một bức ảnh duy nhất về cha. Lys tìm về Việt Nam, một mình.
Bức ảnh duy nhất về cha mà Lysian có
Lys đã làm việc cật lực một năm để có tiền về Việt Nam, đi tới khắp mọi nẻo đường, góc phố tìm cha mình. Và tình cảm chân thành nhất đã chạm đến với gia đình thực sự của cô gái trẻ, trong vòng chưa đầy 24 tiếng sau khi được đăng tải trên báo, một người phụ nữ đã nhắn tin báo thông tin và hình ảnh khá trùng khớp, đồng thời xác nhận người đàn ông được cho là cha của Lys tên là Thành.
Bức ảnh cha bế Lys ngày nhỏ được gia đình gìn giữ bao năm qua
Và một điều đặc biệt, suốt bao năm qua, bố Lys vẫn đang sinh sống ở Pháp kia và cũng không ngừng tìm kiếm con gái. Và trung tuần tháng 1 vừa qua, gia đình nhà nội đã đón Lys quay trở về trong vòng tay. Mọi thứ cảm xúc trước đây của Lys, thậm chí có lúc hỗn loạn và lạc lối, nay đã được đền đáp một cách xứng đáng nhất.
Bà nội, người đặt tên cho toàn bộ thành viên trong gia đình, đã đặt cho Lys cái tên Việt Nam thật thân thương: Lê Ngọc Yến Nga.
Cuối cùng cô gái nhỏ cũng trở về bên vòng tay người thân sau 26 năm đau đáu
Cô gái Việt và 1000 ngày về Việt Nam tìm bố mẹ ruột
Năm 1991, ngay sau khi chào đời tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Denise được cặp vợ chồng người Thụy Điển nhận nuôi. 25 năm sau, bé con ngày nào đã có một cuộc sống đầy đủ, song 9X gốc Việt vẫn đau đáu hướng về cội nguồn.
Những giấy tờ còn lưu giữ được cho biết mẹ ruột của Denise tên Nguyễn Thị Diệp, quê Hà Sơn Bình (một tỉnh từng tồn tại ở Bắc Bộ, Việt Nam từ 1975 đến năm 1991 trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Hà Tây và Hòa Bình).
Bà Diệp từng học ngành Tài Chính. Năm đó, bà Diệp 22 tuổi. Qua cái tên Trần Thanh Hương trong giấy khai sinh, cô suy đoán, bố mình có thể mang họ Trần.
Gói ghém những thông tin ít ỏi đó, năm 2013, Denise Sandquist lên đường khám phá Việt Nam. Quá trình kiếm thông tin về ba mẹ của Denise Sandquist tại Việt Nam không đơn giản như tưởng tượng. Cô bắt đầu tìm đến các bệnh viện, dò hỏi thông tin từ tổ chức nhận con nuôi nhưng không có kết quả. Có những thời điểm, hy vọng đoàn tụ trong cô gái gốc Việt gần như chạm đáy.
Cuối cùng, Denise đã lập ra Facebook mang tên "Giúp em gái Thụy Điển tìm lại bố mẹ Việt Nam". Khao khát tình thân cháy bỏng ấy của 9X gốc Việt đã lay động dân mạng. Và chỉ 18 ngày sau, cô bất ngờ tìm lại được gia đình của mình.
Người đàn ông gốc Việt bại liệt và hành trình tìm cha mẹ xuyên lục địa
43 năm trước, bà Lê Thị Anh lạc mất cậu con trai Nguyễn Thanh Châu trong chiến tranh loạn lạc. Cậu bé Châu là một trong 100 đứa trẻ tại cô nhi viện ở Sài Gòn ngày ấy được đưa từ Việt Nam sang Anh trong Chiến dịch Không vận Mercy.
9 tháng tuổi, Châu khi ấy còn quá bé để nhớ được tên mà mà cha mẹ đặt cho anh. Trong suốt 43 năm sau đó, tên anh là Vance McElhinney, là con trai của ông bà Cyril - Liz McElhiney và là một công dân của Bắc Ireland. Tất cả những gì Vance có về quê hương của mình là một tấm ảnh nhỏ với dòng chữ nguệch ngoạc: "Tan Van Nguyen".
Anh Vance thuở nhỏ cùng gia đình bố mẹ nuôi của mình
Khắc khoải tìm về cội nguồn, anh quyết định tìm đến Dự án A Place To Call Home (Nơi gọi là nhà) của Đài BBC Bắc Ireland để tìm kiếm thông tin. Chương trình phát sóng, có một người phụ nữ tên là Hương gửi cho anh bức ảnh của bố mẹ và những thông tin ngày nhỏ của Vance ở Quy Nhơn. Vance nhận ra mình trong khuôn mặt của cha mẹ ở từng bức ảnh. Đó là lần đầu tiên trong đời anh thấy hạnh phúc vì mình "trông giống ai đó".
Từ thông tin của người em trai, bà Anh biết rằng con mình còn sống. Bà đã khóc khi nghe con mình trả lời: "43 năm qua, trong tôi là một nỗi niềm thương nhớ con trai. Chưa phút giây nào tôi thôi tìm kiếm. Tôi đi từ Quy Nhơn và Sài Gòn ra Hà Nội, nhờ nhiều người, tìm kiếm nhiều nơi nhưng không nghe tin con. Tôi luôn hy vọng con tôi còn sống, tôi luôn mong chờ ngày con trở về".
Gặp lại con lần đầu tiên sau khi có kết quả xét nghiệm AND chính thức, bà Anh ôm chầm lấy Vance, nói điều mà suốt mấy chục năm qua anh chờ đợi, rằng tên mẹ đặt cho anh là Nguyễn Thanh Châu.