Những tiếng nấc thường xuyên ở trẻ sơ sinh có thể là dấu hiệu báo động các vấn đề ở hệ thống tiêu hóa của trẻ.
Hỏi:
Cô con gái 9 tuần tuổi của tôi bị nấc mỗi ngày, đôi khi là hai hoặc ba lần một ngày. Nguyên nhân nào khiến bé bị nấc và có nguy hiểm không? Làm thế nào để tôi có thể giúp bé khắc phục tình trạng này?
Trả lời:
Nấc cụt là một mối phiền toái vô hại, cảnh báo hệ thống tiêu hóa có thể có vấn đề, thậm chí là từ trong bụng mẹ. Nấc là cơn co mạnh hoặc co thắt của cơ hoành (cơ mà đi lên và xuống khi bạn hít một hơi thở sâu). Mặc dù ít khi đau đớn, và thường không phải là dấu hiệu của vấn đề y tế, nấc cụt có thể là tình trạng báo động ở trẻ sơ sinh.
Dưới đây là một số cách để giảm bớt nấc cụt ở trẻ:
Khi nào thì trẻ nấc cụt? Chúng xảy ra trong hoặc ngay sau khi ăn? Những tiếng nấc cụt liên quan đến vấn đề tiêu hóa khá phổ biến do cơ hoành nằm gần với dạ dày. Nếu bạn nhìn thấy mối liên kết khi trẻ ăn và nấc, hãy thử các cách sau.
- Cho ăn số lần gấp đôi và ít thức ăn đi một nửa
Ăn quá nhiều là một nguyên nhân phổ biến khiến trẻ nấc cụt. Nếu dạ dày bị phình lên quá nhanh hoặc quá căng, có thể kích hoạt các cơ hoành co thắt. Khi bạn cho con bú, hãy thử làm chậm quá trình bằng cách dừng lại giữa chừng và đổi sang vú bên kia. Hoặc nếu bé bú bình, hãy dừng lại khi bé bú được một nửa, cho bé ợ hơi rồi mới tiếp tục cho ăn vài phút sau đó.
- Giảm lượng không khí trẻ nuốt vào
Khi bú sữa quá nhanh, trẻ nhỏ thường nuốt phải quá nhiều không khí, cũng làm căng dạ dày. Mẹ cần xem lại tư thế cho con bú: Hãy chắc chắn đôi môi của bé mở rộng và ngậm xung quanh quầng vú của bạn, không chỉ riêng núm vú. Khi bé bú, hãy lắng nghe: Bạn sẽ nghe rất nhiều tiếng bé mút sữa, và có thể là tiếng nuốt không khí nếu bé bú quá nhanh. Nếu bú bình, nghiêng chai để một góc 45 độ để không khí đẩy xuống dưới cùng của chai. Cuối cùng, hãy chắc chắn để bé thẳng đứng trong lòng bạn (ở một góc 30 đến 45 độ) trong khi cho ăn, vì điều đó sẽ giúp ngăn chặn không khí ứ trong dạ dày. Giữ cho bé ngồi nghiêng ít nhất là hai mươi phút sau khi ăn để cho không khí đẩy lên phía trên cùng của dạ dày, sẽ làm giảm áp lực lên cơ hoành và ợ ra ngoài.
- Dùng ngón tay bịt lỗ tai hoặc hai cánh mũi bé
Bạn có thể dùng hai ngón tay bịt hai bên lỗ tai của trẻ. Sau khoảng nửa phút lại thả ra. Cách khác, bạn có thể dùng tay khép hai cánh mũi song song với việc dùng tay bịt miệng trẻ trong ít giây đầu. Duy trì và lặp lại từ 10 -15 lần trẻ sẽ khỏi nấc. Nếu trẻ có thể khóc ngay khi bị nấc sẽ giúp đánh bật được tiếng nấc vì tiếng khóc làm giãn thần kinh thực quản và cắt các kích thích lên cơ hoành dưới ngực.
- Vỗ nhẹ lưng cho bé
Mẹ có thể chụm bàn tay lại và vỗ nhẹ từng cái vào lưng trẻ. Nên nhớ mỗi động tác vỗ phải dứt khoát và nhẹ nhàng. Cách này có thể giúp trẻ ợ hơi và tránh được các cơn trào ngược.
Nấc dai dẳng cũng có thể báo hiệu khả năng rằng em bé của bạn có thể bị trào ngược dạ dày (GER), một tình trạng phổ biến và thường là tạm thời trong những em bé nôn ra thức ăn, tức bụng và thường xuyên nấc cụt. Những dấu hiệu khác có thể cho biết bé bị trào ngược là những cơn đau buổi đêm (bé khóc, ôm bụng) hay sau khi ăn, phì nước bọt. Nếu bạn nghi ngờ bé bị trào ngược, hãy đưa trẻ đi khám chuyên khoa.
Đối với hầu hết các bé, số lần nấc cụt và mức độ sẽ giảm dần khi hệ thống tiêu hóa trưởng thành và ổn định hơn qua từng tháng.
Mẹo dân gian hạ sốt cho trẻ nhanh không cần tới thuốc Chuyên gia mách mẹo "hoá trang đầu ngực" cai sữa cho con 7 mẹo nhỏ giúp bố mẹ dạy con thông minh từ khi sơ sinh |