Tư thế ngủ của trẻ có thể phản ánh trạng thái tâm lý và những bí mật về thể chất của trẻ.
Trẻ nhỏ thường rất hiếu động, khi ngủ cũng vậy, không bao giờ nằm yên, có khi nằm nghiêng, nằm úp mặt, nằm ngửa dạng tay chân, lúc lại cuộn tròn… Vì vậy mà các bậc cha mẹ thường không mấy quan tâm và cho rằng tư thế đó giúp cơ thể trẻ được thoải mái, dễ chịu.
Tuy nhiên, các bậc phu huynh có biết rằng chỉ cần chú ý đến tư thế ngủ của trẻ là có thể nắm bắt một số tín hiệu thể chất và yếu tố tâm lý của trẻ.
Dưới đây là 4 tư thế ngủ rất thường thấy ở trẻ nhưng bộc lộ những vấn đề về thể chất và ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm. Cha mẹ phải chú ý hơn, ngay khi phát hiện con mắc phải thì phải sửa càng sớm càng tốt để tránh tai nạn.
Ngủ há miệng
Một số trẻ thường há miệng để thở khi ngủ. Cha mẹ đừng nghĩ như vậy là dễ thương. Khi thấy con ngủ trong tư thế này, cha mẹ cần lưu ý vì ha miệng khi ngủ sẽ gây ra nhiều hậu quả đến sức khỏe của con.
Trước hết, khi trẻ ngủ há miệng, không khí từ miệng được hít trực tiếp vào cơ thể, so với cách thở bằng mũi, trẻ sẽ hít phải nhiều chất độc hại hơn mà không gặp trở ngại, về lâu dài sẽ gây ra các bệnh về hệ hô hấp và các bệnh khác.
Thứ hai, khi ngủ há miệng ảnh hưởng rất nhiều đến việc định hình các đường nét trên khuôn mặt, đối với một số trẻ do ngủ há miệng nên cằm bị hóp lại và môi dưới bị lệch ra sau dẫn đến biến dạng cấu trúc khuôn mặt.
Khi thấy con ngủ há miệng thường xuyên, cha mẹ cần lưu ý, điều này có thể đến từ các bệnh về đường hô hấp hoặc tinh thần căng thẳng quá độ gây ác mộng, ngủ không yên giấc sẽ há miệng. Các bậc cha mẹ cần lưu ý, đặc biệt trong giai đoạn quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, tư thế ngủ há miệng có thể vô tình tác động trực tiếp đến sức khỏe và ngoại hình của trẻ.
Ngủ cuộn tròn
Nhiều trẻ luôn thích cuộn tròn khi ngủ vào ban đêm.
Tư thế ngủ này có thể là biểu hiện của các vấn đề về tâm lý. Có thể trẻ đang phải chịu áp lực tâm lý, hay đang cảm thấy hồi hộp, sợ hãi về điều gì đó. Trẻ cuộn tròn khi ngủ để giúp bản thân cảm thấy an toàn hơn.
Nếu trẻ thích ngủ với tư thế này, cha mẹ nên quan tâm đến trẻ nhiều hơn, tạo cho trẻ đủ cảm giác an toàn, chú ý theo dõi trạng thái tâm lý của trẻ , để trẻ có một giác ngủ ngon
Nghiến răng khi ngủ
Nhiều ông bố bà mẹ khi ngủ bên cạnh con luôn nghe thấy tiếng nghiến răng của con mình.
Nguyên nhân có thể là do trẻ bị sai lệch khớp cắn và cảm thấy khó chịu khi cơ hàm khép lại. Nghiên cứu khoa học đã cho thấy, có khoảng 13% trẻ bị mắc cả chứng nghiến răng khi ngủ và bị lệch khớp cắn, chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Đối với trường hợp này, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp nha sĩ để giải quyết vấn đề. Ngoài ra, cha mẹ hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ canxi và magie trong khẩu phần ăn hàng ngày vì khi thiếu các chất này cũng có thể làm cho trẻ bị nghiến răng.
Bên cạnh đó, nghiến răng khi ngủ cũng là một biểu hiện của cảm xúc căng thẳng. Nghiến răng khi ngủ ở trẻ, như một cơ chế để giúp cơ thể trẻ đối phó với những cảm xúc căng thẳng, lo lắng mà trẻ phải đối mặt.
Khi đó, cha mẹ nên quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe tinh thần của trẻ, để trẻ được thư giãn và ngủ yên. Cha mẹ có thể giúp trẻ thư giãn cảm xúc trước khi đi ngủ bằng cách kể chuyện hoặc nghe nhạc, đồng thời, nên thường xuyên tâm sự cùng con để, không nên tạo áp lực cho trẻ.
Ngậm ti giả
Khi trẻ không ngủ, hầu hết cha mẹ sẽ cho trẻ ngậm ti giả trước khi đi ngủ.
Mặc dù việc ngậm ti giả sẽ giúp trẻ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ nhưng nó cũng có nhược điểm là trẻ có thể bị ngạt thở khi ngủ. Cha mẹ phải nhớ tháo núm vú giả ra sau khi trẻ ngủ, để trẻ thở dễ dàng.
Chất lượng giấc ngủ có thể quyết định trạng thái tinh thần của trẻ trong ngày, và ảnh hưởng đến sức khỏe, trí tuệ và tâm lý của trẻ trong quá trình phát triển. Có một giấc ngủ ngon, tâm trạng của trẻ sẽ tốt hơn và tính tình cũng điềm đạm hơn.
Nếu trẻ có 4 tư thế ngủ bất thường trên, cha mẹ phải tìm ra nguyên nhân càng sớm càng tốt và giúp trẻ sửa chữa, để trẻ có tư thế ngủ thoải mái, lành mạnh và an toàn, duy trì chất lượng giấc ngủ ngon.