7 câu "thần chú" giáo viên Montessori thường dạy trẻ, cha mẹ nên học hỏi

Ngày 12/12/2017 09:49 AM (GMT+7)

Trong phương pháp Montessori, khen ngợi trẻ chăm chỉ chứ không phải nhắc tới kết quả sẽ giúp trẻ tin rằng mình có thể tiến bộ thông qua nỗ lực của chính mình.

Phương pháp giáo dục Montessori mới du nhập vào Việt Nam khoảng chục năm trở lại đây nhưng ngày càng phát triển mạnh. Phương pháp này hiện được nhiều phụ huynh quan tâm khi chọn  phương pháp giáo dục và chọn trường cho con. Montessori được đánh giá đem lại hiệu quả cao dành cho các bé trước độ tuổi tiểu học (dưới 6 tuổi).

Vậy, phương pháp Montessori là gì, có gì mới, vượt trội hơn so với phương pháp giáo dục truyền thống và những phương pháp giáo dục khác?

Cùng Làm mẹ tìm hiểu về phương pháp giáo dục sớm này.

Kỳ trước: Khác biệt chính giữa phương pháp giáo dục sớm Montessori và giáo dục truyền thống

Những người giáo viên Montessori luôn có cách truyền đạt niềm đam mê, hứng thú học tập cho trẻ không chỉ bằng ví dụ thực tế mà đôi khi còn xuất phát từ những câu nói đơn giản, nhẹ nhàng.

Dưới đây là 7 câu được coi như "thần chú" mà giáo viên Montessori thường nói với trẻ mỗi ngày giúp bé suy nghĩ, nhìn nhận mọi việc xung quanh một cách chuẩn nhất, thúc đẩy khả năng độc lập. Các mẹ có thể tham khảo:

7 câu amp;#34;thần chúamp;#34; giáo viên Montessori thường dạy trẻ, cha mẹ nên học hỏi - 1

Tập trung vào quá trình hơn kết quả là một trong những nguyên lý chính của Montessori. Các giáo viên tránh nói với trẻ "con làm tốt lắm", mà thay vào đó khen con đã tập trung trong thời gian dài, hoặc con đã viết chữ thật nắn nót đến mức ai cũng có thể đọc được dễ dàng. Khen ngợi con đã chăm chỉ, chứ không phải kết qủa giúp trẻ tin rằng mình có thể tiến bộ thông qua những nỗ lực của chính mình.

Thay vì nói với con rằng "Con là một cậu bé tốt" nói với trẻ: "Bố mẹ nhận thấy con đã rất tuyệt vời khi chia sẻ đồ chơi với em". Điều này cho thấy bé thấy hành vi đúng đắn của mình. Thay vì nói với trẻ "Con quả thật là một nghệ sĩ giỏi", hãy thử "Bố mẹ đã thấy con rất nỗ lực chỉnh sửa bức tranh cho đến khi nó trở nên hoàn thiện".

7 câu amp;#34;thần chúamp;#34; giáo viên Montessori thường dạy trẻ, cha mẹ nên học hỏi - 2

Theo Montessori, trẻ em là giáo viên của chính mình. Các giáo viên có trách nhiệm như những người hướng dẫn để bé có thể hoàn thành nhiệm vụ, nhưng chính trẻ là người phát hiện ra cách thức hoàn thành nhiệm vụ bằng những học cụ trực quan. 

Tự phân tích là một phần quan trọng của việc phát triển bản thân.

Khi con hỏi bạn, "Bố mẹ có thích ảnh của con không?" Hãy thử hỏi trẻ về điều đó thay vì nói rằng bạn rất thích nó. Hãy hỏi trẻ ấy về những gì bé nghĩ về nó, làm thế nào trẻ quyết định màu gì cần tô và phần nào trẻ thích nhất. Giúp trẻ bắt đầu tự đánh giá công việc của mình, hơn là tìm kiếm sự chấp thuận của người khác.

7 câu amp;#34;thần chúamp;#34; giáo viên Montessori thường dạy trẻ, cha mẹ nên học hỏi - 3

Tính tự lập là một ưu tiên quan trọng trong phương pháp giáo dục Montessori. Mục tiêu của giáo viên là giúp trẻ tự làm mọi việc trong khả năng. Vì vậy, thay vì trả lời câu hỏi của một đứa trẻ về vị trí của một món đồ hoặc làm thế nào để làm điều gì đó, giáo viên thường hỏi ngược lại: "Con có thể tìm thấy nó ở đâu?" hay "Bạn nào trong lớp có thể giúp đỡ con?".

Nếu con của bạn đang tìm chiếc giày giày của mình và bạn nhìn thấy nó lấp ló dưới gầm giường, hãy thử đặt câu hỏi cho bé, thay vì lấy hộ.

"Con đã ở đâu khi cởi giầy? Con đã kiểm tra phòng của mình?". Việc này có thể mất nhiều thời gian hơn, nhưng nó sẽ rất đáng giá khi trẻ bắt đầu chủ động hơn và tìm đến bạn ít hơn.

7 câu amp;#34;thần chúamp;#34; giáo viên Montessori thường dạy trẻ, cha mẹ nên học hỏi - 4

Trong một lớp học Montessori, trẻ phải chịu trách nhiệm về nhiều thứ, kể cả chăm sóc vườn trường. Bé thường tự hào về trách nhiệm này, dành thời gian để tưới nước cho khu vườn, lau cửa sổ và lau bàn.

Mặc dù vậy không ai muốn trẻ bị choáng ngợp với một đống công việc. Trong những trường hợp này, các giáo viên sẽ hỏi để giúp đỡ.

Ví dụ nếu con mệt mỏi nhưng phải dọn hết đồ chơi trước khi đi ngủ. Hãy thử "Con muốn mẹ dọn giúp cái nào?", hoặc "Mẹ sẽ dọn thú bông và con dọn đồ chơi xếp hình nhé".

7 câu amp;#34;thần chúamp;#34; giáo viên Montessori thường dạy trẻ, cha mẹ nên học hỏi - 5

Giống như tất cả chúng ta, trẻ em muốn trở thành một phần của tập thể, và chúng ta chỉ đơn giản nhắc nhở bé về cách hoạt động của tập thể. Cụm từ nhỏ này được sử dụng để nhắc trẻ bất kỳ quy tắc nào trong lớp học và các hành vi mong muốn. Lời nhắc nhở để trẻ nhận ra mình đang làm sai, chứ không phải là quát máng, rất có thể dẫn đến sự bất hợp tác của trẻ.

"Ở trong lớp, chúng ta ngồi yên một chỗ trong khi ăn" sẽ khiến trẻ nghe lời hơn là "Ngồi xuống".

7 câu amp;#34;thần chúamp;#34; giáo viên Montessori thường dạy trẻ, cha mẹ nên học hỏi - 6

Duy trì sự tập trung cao độ là một phần cơ bản của triết lý Montessori. Các lớp Montessori cho trẻ lớn thường hoạt động liên tục trong khoảng 3 giờ.

Mặc dù bạn có thể muốn khen ngợi con đang làm rất tốt nhưng đôi khi thậm chí việc tiếp xúc bằng mắt cũng đủ để phá vỡ sự tập trung.

Vậy nên trong khi bé đang tập trung vẽ tranh, bạn có thể hạn chế làm phiền bằng cách ghi ra những vấn đề cần nói với trẻ vào giấy và nhắc con sau.

7 câu amp;#34;thần chúamp;#34; giáo viên Montessori thường dạy trẻ, cha mẹ nên học hỏi - 7

Điều cuối cùng này là một trong những điều quan trọng nhất. Đó là điều mà giáo viên Montessori nói với nhau và với cha mẹ - không phải với đứa trẻ. Mọi người nhắc nhở nhau để tin tưởng rằng mỗi đứa trẻ làm gì đều có một lý do.

Nó nhắc nhở chúng ta rằng không phải tất cả trẻ em có thể đi được khi lên một hay có thể biết đọc khi lên năm. Mỗi một đứa trẻ là duy nhất và có những nhu cầu, niềm đam mê riêng của mình, và trẻ nên được dạy và hướng dẫn cho phù hợp.

Nếu bạn không thể khiến con quan tâm đến việc đọc sách, hãy thử xem những gì trẻ thích. Có thể trẻ thích đọc truyện cười thay vì những câu chuyện cổ tích hoặc ngụ ngôn.

Mời quý độc giả đón đọc Phần 4: Cô giáo Montessori hướng dẫn bố mẹ cách dạy con ở nhà  hiệu quả vào 00h06 ngày 14/12 trên chuyên mục Làm mẹ. 

Ngọc Trâm
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Phương pháp Montessori