Ăn dặm sai cách, bé có thể bị thiếu dưỡng chất và dễ mắc bệnh

Ngày 06/05/2019 14:00 PM (GMT+7)

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, ăn dặm là quá trình phát triển quan trọng của trẻ, đây là giai đoạn bé hình thành nhiều kỹ năng thông qua ăn dặm. Nếu trẻ không được cho ăn đúng cách và khoa học, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, thậm chí dễ mắc bệnh hơn trẻ khác.

Bé mắc bệnh thường xuyên do mẹ chăm không đúng

Nhiều bậc làm cha làm mẹ Việt khi có con, do không trang bị đầy đủ kiến thức trong việc chăm sóc một đứa trẻ,  khiến việc nuôi con rất vất vả, ảnh hưởng tới tâm lý và chất lượng cuộc sống của cả mẹ và bé. Bước vào giai đoạn ăn dặm, nhiều bé trước kia rất bụ bẫm nay lại trở nên  còi cọc, suy dinh dưỡng, thậm chí dễ mắc bệnh.

PGS TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho rằng: khi chăm bé không đúng cách, trẻ bị suy dinh dưỡng, từ đó dễ mắc bệnh. Khi đã có bệnh trong người, trẻ thường lười ăn, bỏ bú, từ đó trẻ càng dễ ốm. Đây là một vòng luẩn quẩn và là thưc trạng thường gặp ở các gia đình đang nuôi con nhỏ, nhất là trẻ trong độ tuổi  bắt đầu tập ăn dặm.

Chị  Lê Mai H. (25 tuổi ở Hà Nội) cho biết: con gái chị mới được 27 tuần, nhưng kể từ khi chị cho cháu ăn dặm, cháu rất hay bị rối loạn tiêu hóa, lúc thì phân sống, khi lại tiêu chảy khiến chị H. rất lo lắng. Chị đã đem con tới Viện Dinh dưỡng khám thì mới phát hiện ra chị đã cho cháu ăn dặm không đúng cách.

Ăn dặm sai cách, bé có thể bị thiếu dưỡng chất và dễ mắc bệnh - 1

Chăm bé không đúng cách, trẻ bị suy dinh dưỡng, từ đó dễ mắc bệnh

Trong khi đó, chị Nguyễn Thanh T. (ở Hoàng Mai, Hà Nội) cũng chia sẻ: vì nghĩ mình sữa tốt, nên chị cứ nấn ná cho cháu bú, mà chưa cho cháu tập ăn dặm dù bé đã sang tháng thứ 8. Thấy con không tăng cân chị T. cho cháu đi khám. Đến đây, bác sĩ kết luận bé nhà chị bị thiếu máu, thiếu sắt vì chị đã không cho cháu ăn dặm đúng thời điểm.

PGS Nguyễn Thị Lâm khẳng định: nếu cho trẻ ăn không đúng cách, đúng thời điểm, phù hợp với nhóm tuổi, bé dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu sắt, thiếu hụt một số vi chất như kẽm và các loại vitamin như A, D, DHA, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển cả thể chất và trí tuệ của trẻ. Ở giai đoạn ăn dặm, nhiều  trẻ do chăm sóc không đúng khiến trẻ bị suy giảm miễn dịch, dễ mắc bệnh, trẻ hay bị ốm vặt, mắc các bệnh hô hấp, tiêu chảy…

Những sai lầm mẹ thường mắc phải khi cho bé ăn dặm

Ăn dặm sai cách, bé có thể bị thiếu dưỡng chất và dễ mắc bệnh - 2

PGS. TS Nguyễn Thị Lâm

PGS. TS Nguyễn Thị Lâm cho biết, tại phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng, có khoảng 20% các ông bố bà mẹ đưa trẻ đến gặp bác sĩ là cần tư vấn đề chế độ dinh dưỡng và cách cho trẻ ăn dặm. Rất nhiều cha mẹ lúng túng hoặc có hiểu biết sai về việc ăn dặm khiến trẻ không phát triển đầy đủ, dễ bị mắc bệnh.

PGS Lâm đưa dẫn chứng, có bà mẹ nuôi con bằng nước hầm xương hoặc hầm cùng lúc nhiều loại thực phẩm rồi chỉ cho bé ăn nước mà không ăn cái, chỉ cho bé ăn thịt hoặc ăn các loại củ quả mà mẹ “quên” cho bé ăn rau lá xanh, khi nấu cháo bột cho trẻ mẹ cho quá ít hoặc không cho dầu mỡ vì sợ đầy bụng, trẻ mới tập ăn dặm lại  cho bé ăn quá nhiều bữa một ngày, bé ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn đều không tốt…. 

Theo khuyến cáo của Tổ  chức Y tế thế giới (WHO), nên cho trẻ ăn dặm bắt đầu từ 6 tháng tuổi, vì lúc này sữa mẹ không còn đủ cung cấp năng lượng để bé phát triển toàn diện, hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển khá hoàn chỉnh nên có thể hấp thu những thức ăn đặc và đa dạng hơn so với sữa mẹ. Từ tháng thứ 6 trở đi, sữa mẹ chỉ cung cấp khoảng 450 kcal/ngày trong khi đó trẻ cần tới 700 kcal/ngày cho nhu cầu  vận động và phát triển của cơ thể.

Tại Viện Dinh dưỡng, các bác sĩ  rất hay gặp các trường hợp trẻ bị thiếu máu thiếu sắt, nhất là thiếu vitamin A  khi bắt đầu ăn dặm. PGS Lâm cho biết, theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng, có tới 45% trẻ từ 6 – 12 tháng bị thiếu máu thiếu sắt, nguyên nhân là do trẻ không được ăn dặm đúng cách. “Ăn dặm không đúng còn khiến trẻ sẽ thiếu kẽm, canxi, vitamin và các khoáng chất khác… ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ”, PGS Lâm nói.

Cho bé ăn dặm thế nào cho đúng?

Khi trẻ được 6 tháng, hệ tiêu hóa của bé đã sẵn sàng để tiếp nhận các thực phẩm từ bên ngoài, động tác đánh lưỡi của bé đã thành thục hơn. Nếu cha mẹ để ý sẽ thấy ở giai đoạn này, trẻ sẽ có những biểu hiện cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm như trong bữa ăn, bé sẽ nhìn món ăn, đưa tay với thức ăn, mồm nhai tóp tép, đưa mồm về phía trước khi thấy đồ ăn ….

Ăn dặm sai cách, bé có thể bị thiếu dưỡng chất và dễ mắc bệnh - 3

Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng, có tới 45% trẻ từ 6 – 12 tháng bị thiếu máu thiếu sắt, nguyên nhân là do trẻ không được ăn dặm đúng cách.

PGS. TS Nguyễn Thị Lâm khuyên các bậc cha mẹ một số lưu ý trong giai đoạn ăn dặm:

-  Khi cho bé ăn dặm, cha mẹ cần tuân thủ nguyên tắc từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc, bữa ăn của trẻ phải đủ 4 nhóm thực phẩm cơ bản: tinh bột, đạm (động vật), chất béo, chất xơ (rau, củ, quả).

- Trẻ cần bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất từ thực phẩm, đặc biệt cần bổ sung đủ dầu mỡ, bởi hiện nay nhiều cha mẹ quá kiêng khem không cho trẻ ăn dầu mỡ, ăn quá ít, hoặc có suy nghĩ mỡ từ thịt là đủ dẫn tới trẻ thiếu chất. Đồng thời hiểu các nhóm chất quan trọng như: Kẽm + vitamin A là tăng cường hệ miễn dịch; Can-xi + Vitamin D là giúp phát huy tối đa chiều cao; DHA + Sát là giúp phát triển trí não toàn diện.

- Để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, đồng thời phù hợp với công việc bận rộn của mẹ, các bà mẹ có thể sử dụng bột ăn dặm cho trẻ ăn. Đây là loại thực phẩm dễ sử dụng và cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ. Trong bột ăn dặm, người ta đã bổ sung một số vitamin, chất dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi của trẻ, tuy nhiên các bà mẹ nên cho trẻ ăn thêm rau xanh, quả chín.

- Bên cạnh bột ăn dặm, mẹ có thể xen kẽ nấu cho bé các bát bột, cháo nhưng phải tuân thủ đầy đủ 4 nhóm thực phẩm. Mẹ có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng theo tình trạng thể chất, sức khỏe hoặc sở thích của mỗi cháu.

T.Hoàng thực hiện

Bột ăn dặm Nestlé CERELAC với Bifidus® BL và công nghệ CHE độc quyền dễ tiêu hóa và hấp thu, bổ sung DHA, các vitamin A,C,D… chứa nguồn dinh dưỡng hoàn hảo có thể cung cấp nguồn năng lượng bổ sung cần thiết cho trẻ ăn dặm. Những giá trị dinh dưỡng cao của ngũ cốc được bổ sung các loại vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác.

Ăn dặm sai cách, bé có thể bị thiếu dưỡng chất và dễ mắc bệnh - 4

Nguồn: [Tên nguồn].