Bé bị tiêu chảy nếu không điều trị đúng cách có thể dẫn đến mất nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.
1. Nguyên nhân bé bị tiêu chảy
Tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây là các nguyên nhân phổ biến bố mẹ cần biết:
- Nhiễm virus: Rotavirus, adenovirus, norovirus và astrovirus đều có thể gây tiêu chảy kèm theo nôn mửa, đau bụng, sốt, ớn lạnh và đau nhức.
Các loại vi khuẩn như E. coli là nguyên nhân gây ra tiêu chảy. (Ảnh minh họa)
- Nhiễm khuẩn: Vi khuẩn - chẳng hạn như salmonella, E. coli, campylobacter hoặc staphylococcus - cũng có thể gây tiêu chảy. Nếu bé bị nhiễm khuẩn, bé có thể bị tiêu chảy nặng cùng với chuột rút bụng, sốt, phân có máu.
- Nhiễm trùng tai: Trong một số trường hợp, nhiễm trùng tai (có thể do vi-rút hoặc vi khuẩn) có thể dẫn đến bệnh tiêu chảy. (Điều này phổ biến hơn ở trẻ dưới 2 tuổi). Trong trường hợp này, bé có thể bị cảm lạnh, buồn nôn, và chán ăn.
- Ký sinh trùng: Nhiễm ký sinh trùng cũng có thể gây tiêu chảy.
- Dị ứng thực phẩm: Dị ứng cũng là một trong các nguyên nhân gây dị ứng. Thực phẩm dễ gây dị ứng nhất bao gồm sữa bò, trứng, đậu phộng, đậu nành, lúa mì, các loạt hạt, cá và động vật có vỏ.
- Ngộc độc: Nếu bé bị nôn mửa và tiêu chảy và mẹ nghĩ bé bị ngộ độc thì cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay lập tực.
2. Dấu hiệu bé bị tiêu chảy
Dấu hiệu bé bị tiêu chảy thông thường bao gồm đi ngoài nhiều hơn bình thường và phân lỏng. Mặc dù tiêu chảy là đáng báo động nhưng hầu hết các trường hợp tiêu chảy đều không gây ra mối đe dọa lớn về sức khỏe cho bé.
Điều quan trọng khi bé bị tiêu chảy là mẹ cần cho bé uống đủ nước. Tiêu chảy có thể hết trong một vài ngày.
3. Cách điều trị khi bé bị tiêu chảy
Tiêu chảy hiếm khi nghiêm trọng nếu được điều trị đúng cách, nhưng nếu không cẩn thận bé có thể bị mất nước.
Quy tắc đầu tiên trong điều trị khi bé bị tiêu chảy là cần đảm bảo bé uống đủ nước. Dù bé không nôn mửa mẹ cũng nên cho bé uống thêm nước bù điện giải. Dung dịch bù điện giải phổ biến nhất là Oresol. Mẹ nên pha và cho bé uống theo đúng liều lượng như hướng dẫn sử dụng. Nếu dung dịch đã pha không uống hết trong 24 giờ thì cần đổ đi, pha dung dịch mới.
Mẹ cần đảm bảo bé uống đủ nước khi bị tiêu chảy. (Ảnh minh họa)
Nếu bé đi ngoài nhiều lần hoặc nôn mửa nhiều thì mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để được điều trị.
Mẹ không được cho bé bị tiêu chảy uống nước ngọt như nước soda, nước ép trái cây không pha loãng khi bị tiêu chảy. Các món tráng miệng ngọt cũng cần tránh bởi vì chúng có thể khiến cho tình trạng tiêu chảy trở nên tồi tệ hơn.
Hầu hết các bác sĩ khuyên nên tiếp tục cho bé ăn thực phẩm rắn khi bé bị tiêu chảy. Mẹ có thể cho bé ăn theo chế độ ăn bình thường bao gồm carbohydrate phức tạp (như bánh mì, ngũ cốc và gạo), thịt nạc, sữa chua, trái cây và rau quả. Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp bé nhanh hồi phục sức khỏe vì chúng có khả năng cung cấp cho bé các chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết để chống nhiễm trùng.
Mẹ nên cho bé ăn theo nhiều bữa nhỏ để giúp làm giảm triệu chứng tiêu chảy. Mẹ cũng có thể cho bé ăn thêm sữa chua vì nó có khả năng cân bằng lại vi khuẩn trong ruột bé, giúp ngăn chặn tiêu chảy.
4. Các trường hợp cần đưa bé bị tiêu chảy đi khám bác sĩ
Mẹ cần cho bé đi bệnh viện ngay lập tức nếu bé có các biểu hiện sau:
- Hôn mê, miệng, môi khô.
- Chán ăn và giảm cân.
- Bé bị tiêu chảy không đi tiểu từ 4 đến 6 giờ với trẻ nhỏ và từ 6 đến 8 giờ với trẻ lớn hơn. Trẻ dưới 6 tháng tuổi sẽ bị mất nước nhanh hơn so với trẻ lớn.
- Phân dính máu kèm theo đau bụng dữ dội hoặc sốt cao.
- Sốt và tiêu chảy hơn ba ngày.
- Bé bị tiêu chảy sau khi đi du lịch nước ngoài.
Theo bác sĩ Trọng Nghĩa cho biết trên báo Sức khỏe và Đời sống, để chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đúng cách, cần thực hiện như sau: Bù nước: Trẻ bị tiêu chảy sẽ bị mất nước. Cơ thể thiếu nước sẽ dẫn đến rối loạn điện giải gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó cần cho trẻ uống nhiều nước hơn thường ngày để phòng ngừa mất nước do tiêu chảy. Nếu trẻ đang được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ thì chỉ cần cho trẻ bú nhiều lần hơn và uống nước chín là đủ. Đối với trẻ lớn hơn thì cần cho trẻ uống thêm các loại nước sau: nước canh, nước cháo, sữa đậu nành, sữa chua, nước trái cây như cam vắt (không thêm hoặc thêm rất ít đường), nước dừa tươi, nước chín. Cần tránh các loại nước giải khát có ga, nước ép trái cây quá ngọt gây khó tiêu, đầy bụng. Cho trẻ uống dung dịch ORESOL để bù lại số lượng nước và các chất điện giải (muối) bị mất qua phân pha và dùng theo đúng hướng dẫn ghi trên gói thuốc. Về thực phẩm: Trẻ bị tiêu chảy thường biếng ăn do cơ thể mệt mỏi, do đó cha mẹ cần chú ý chế biến các món ăn dưới dạng lỏng, mềm như súp, cháo như cháo thịt gà, thịt lợn nạc nấu với cà rốt,… và phải kiên nhẫn cho trẻ ăn chậm, ăn nhiều bữa nhỏ nếu trẻ buồn nôn, nôn, khoảng cách giữa các bữa ăn khoảng 2 giờ 1 lần. Thực phẩm dùng cho trẻ vẫn cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm thông thường như: bột, béo, đạm, rau. Thức ăn phải được nấu chín, sử dụng nước sạch, thực phẩm sạch có nguồn gốc rõ ràng và được bảo quản đúng quy cách, rửa tay trước khi chuẩn bị thức ăn và trước khi cho trẻ ăn để đảm bảo vệ sinh. Cần chú ý: Không cho trẻ uống thuốc “cầm” tiêu chảy, hoặc ăn lá ổi, hồng xiêm xanh,… các chất thải dễ ứ đọng lại đường tiêu hóa dẫn đến bệnh kéo dài và nặng thêm. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Theo dõi trẻ nếu thấy có dấu hiệu: sốt, tiêu chảy quá 2 ngày không giảm, phân có lẫn máu, nôn, có dấu hiệu mất nước như: da nhăn, mắt lõm, lừ đừ,... cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. |