Trẻ bị tiêu chảy cần làm gì để ngăn chặn và nhanh khỏi bệnh?

Ngày 05/09/2019 16:01 PM (GMT+7)

Tiêu chảy là triệu chứng phổ biến ở trẻ nhỏ. Trẻ bị đi ngoài hiếm khi nặng nhưng nếu không được phòng tránh và điều trị đúng sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Trẻ bị tiêu chảy cần làm gì để ngăn chặn và nhanh khỏi bệnh? - 1

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai.

Trẻ bị tiêu chảy cần làm gì để ngăn chặn và nhanh khỏi bệnh? - 2

PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai

Tiêu chảy là gì?

Tiêu chảy là bệnh xảy ra quanh năm và mọi người đều có thể mắc nhưng trẻ em là đối tượng dễ bị bệnh hơn. Là tình trạng nhu động ruột hoạt động mạnh hơn, phân mềm hoặc tạo thành chất lỏng. Trẻ em ở từng thời kỳ đều có thể bị tiêu chảy nhưng diễn ra không quá lâu và có các loại khác nhau:

- Tiêu chảy cấp tính (ngắn hạn): Chỉ kéo dài 1 - 2 ngày là hết, thường liên quan đến nhiễm trùng hoặc do vi khuẩn, virus, ngộ độc thực phẩm.

- Tiêu chảy mãn tính (lâu dài): Tình trạng kéo dài hơn 2 - 4 tuần, nguyên nhân là do hội chứng ruột bị kích thích hoặc có thể là do bệnh đường ruột.

Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy

Có rất nhiều nguyên nhân trẻ bị đi ngoài, những nguyên nhân chính thường là do vi khuẩn gây nhiễm khuẩn ruột.  Nếu không được điều trị đúng cách, những sai lầm của mẹ có thể khiến tình trạng tiêu chảy của bé nặng thêm.

Những nguyên nhân cơ bản như sau:

- Do nhiễm virus Rotavirus

Rotavirus là nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em. Khi trẻ mắc phải thường có biểu hiện như nôn, sốt, đi ngoài ra nước nhiều lần trong ngày, phân lỏng màu vàng xanh có khi như hoa cà, hoa cải.

- Lây nhiễm vi khuẩn

Nhiễm vi khuẩn là một nguyên nhân thường gặp nhất và liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Bệnh thường do các vi khuẩn E.coli, Shigella, Salmonella, Campylobacter… gây ra.

- Do thuốc kháng sinh

Khi trẻ bị cảm lạnh, viêm họng... cần sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, kháng sinh không chỉ tiêu diệt những vi khuẩn có hại mà còn làm chết các vi khuẩn có lợi ở đường tiêu hóa, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây nên loạn khuẩn ruột và dẫn đến tiêu chảy.

- Nhiễm ký sinh trùng

 Ký sinh trùng Giardia lamblia lây qua nguồn nước hoặc thực phẩm bé ăn uống hàng ngày. Khi nhiễm phải bé có những triệu chứng như: Đi ngoài ra nước, phân không có máu hoặc chất nhầy.

- Trẻ bất dung nạp Lactose

Trẻ thiếu hụt men Lactase để tiêu hóa đường Lactose các sản phẩm từ sữa sẽ không có khả năng hấp thu. Đường Lactose sẽ ứ đọng trong ruột sẽ chuyển thành axit lactic và khiến trẻ bị tiêu chảy.

- Dị ứng, ngộ độc thức ăn

Protein trong thực phẩm ăn uống hàng ngày là thành phần chủ yếu khiến trẻ bị dị ứng thức ăn. Dị ứng có thể xảy ra vài phút hoặc vài giờ sau khi ăn. Các triệu chứng gồm có: Tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, chóng mặt; nặng hơn là khó thở, huyết áp giảm...

- Uống nhiều nước ép trái cây

Nhiều loại nước trái cây kể cả trái cây tươi, đóng hộp có chứa sorbitol – một dạng đường khó tiêu khiến cho hệ tiêu hóa của bé không tiêu hóa được và cuối cùng dẫn đến đi ngoài.

- Do mắc một số bệnh:

Sởi, viêm tai giữa, suy dinh dưỡng, thiếu men tiêu hoá, suy giảm miễn dịch mắc phải.

Trẻ bị tiêu chảy cần làm gì để ngăn chặn và nhanh khỏi bệnh? - 3

Các dấu hiệu và triệu chứng trẻ bị tiêu chảy

Dấu hiệu sẽ khác nhau ở mỗi nguyên nhân gây bệnh, cơ địa và tình trạng sức khỏe của bé. Nhưng nhìn chung những triệu chứng cơ bản nhất để xác định đi ngoài ở trẻ em như sau:

- Dấu hiệu tiêu chảy nhẹ:

+ Đau bụng

+ Đầy hơi

+ Buồn nôn

+ Sốt

+ Mất nước

+ Đi ngoài nhiều lần

+ Sốt nhẹ hoặc sốt cao tùy cơ địa của mối bé

- Dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy nặng:

+ Đau bụng nhiều và thường xuyên

+ Trong phân có máu

+ Nôn thường xuyên

+ Chán ăn, ăn mất ngon hoặc bỏ ăn

+ Sốt cao

+ Miệng khô, dính miệng

+ Cân nặng bị giảm

+ Đi ngoài nhiều lần, đi tiểu ít

+ Khát nước cực độ

+ Trẻ mệt mỏi, ngủ li bì, chóng mặt, quấy khóc liên tục

+ Trẻ có ít hoặc không có nước mắt khi khóc

+ Không khỏi bệnh sau 7 ngày

Biến chứng nào xảy ra khi trẻ bị tiêu chảy

Biến chứng lớn nhất là mất nước. Mất nước có thể sẽ ở mức nhẹ, trung bình hoặc nghiêm trọng. Mất nước vừa hoặc nặng có thể sẽ gây biến chứng cho tim và phổi. Trong những trường hợp xấu nhất, nó có thể dẫn đến sốc, đe dọa đến tính mạng.

Trẻ bị tiêu chảy điều trị như thế nào?

Ở bất cứ độ tuổi này cũng cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa

- Đối với tiêu chảy do virus sẽ tự biến mất. Cho trẻ bú bình thường, tránh các loại nước trái cây hoặc soda, tránh đồ ngọt. Cho trẻ uống thêm điện giải

- Đối với tiêu chảy do vi khuẩn cần được điều trị bằng kháng sinh và do bác sĩ chuyên khoa điều trị

- Đối với bé bị tiêu chảy do ký sinh trùng thì dùng thuốc chống ký sinh trùng và cũng phải được bác sĩ chuyên khoa chỉ định.

Trẻ bị tiêu chảy cần làm gì để ngăn chặn và nhanh khỏi bệnh? - 4

Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ

Hãy đưa đến bác sĩ khi con của bạn dưới 6 tháng tuổi hoặc gặp bất kỳ những triệu chứng:

- Máu trong phân

- Đau bụng

- Nôn thường xuyên

- Sốt cao

- Giảm cân

- Khô, dính miệng

- Đi tiểu ít thường xuyên hơn

- Đi ngoài thường xuyên

- Khát nước cực độ

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy

- Bù nước cho trẻ

Cho trẻ uống lượng nước gần như gấp đôi ngày thường để bổ sung lượng nước đã mất đi. Bổ sung đầy đủ sẽ giúp bé nhanh chóng lấy lại được sức khỏe, giảm triệu chứng bệnh. Khi cho bé uống oresol, mẹ cần phải pha và sử dụng theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

- Chú ý đến chế độ dinh dưỡng, không bỏ bữa

Nếu trẻ còn bú mẹ thì cần cho con bú nhiều hơn để bù nước cho trẻ. Cho trẻ ăn thành nhiều bữa, tăng thêm ít nhất 2 bữa so với khi không bị bệnh. Thức ăn cần phải nấu nhừ và dễ tiêu hóa. Dù các bé có thể sẽ quấy khóc vì khó chịu trong người nhưng bạn vẫn phải luôn đảm bảo bé ăn đủ lượng thức ăn mỗi ngày.

- Bổ sung men vi sinh

Men vi sinh sẽ bổ sung cho hệ tiêu hóa của bé những vi khuẩn có lợi, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại và những tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng.

- Không dùng sữa và các sản phẩm từ sữa

Vì sữa có chứa nhiều vi chất nhưng lại dễ khiến trẻ gặp tình trạng tiêu chảy. Ngoài ra các loại thức ăn mà có nhiều chất xơ cũng không khuyến khích dùng cho trẻ em bị bệnh.

Trẻ bị tiêu chảy cần làm gì để ngăn chặn và nhanh khỏi bệnh? - 5

Cách phòng tránh/ngăn ngừa tiêu chảy cho trẻ

Để phòng tránh thì bậc cha mẹ nên thực hiện những điều sau:

- Rửa tay bằng xà phòng, nước ấm cho trẻ, đặc biệt là sau khi chơi, đi vệ sinh, trước khi ăn

- Không uống nước máy hoặc nước dùng để đánh răng

- Không uống sữa chưa tiệt trùng

- Không ăn trái cây và rau sống trừ khi bạn rửa và gọt vỏ

- Không ăn thịt hoặc cá chưa nấu chín

- Không ăn thực phẩm từ người bán hàng rong hoặc xe tải thực phẩm

- Vệ sinh bình bú bằng nước sôi, đồ pha sữa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

- Rửa đồ chơi cho trẻ, tránh những loại ký sinh trùng bám vào khi trẻ chơi, không cho trẻ ngậm miệng vào đồ chơi

- Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để tăng cường hệ miễn dịch

- Tránh cho trẻ uống quá nhiều các nước trái cây, nước uống công nghiệp, có ga, ăn đồ ăn nhanh…

Mọi nghi ngờ về sức khỏe của con mình các bố mẹ nên đưa đi gặp bác sĩ để có được những chẩn đoán và cách xử lý kịp thời.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: Dấu hiệu và cách khắc phục
Theo PGS.TS.BS Lê Bạch Mai, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy rất hiếm nhưng một khi đã bị vô cùng nguy hiểm với sức khỏe của trẻ.

Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách

PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tiêu chảy