Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt thường đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, có dịch nhầy và sủi bọt tăm.
1. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt
Mỗi trẻ sơ sinh có số lần đi ngoài khác nhau tùy theo chế độ dinh dưỡng. Thông thường các bé bú mẹ đi ngoài 5-6 lần một ngày, phân có màu vàng hoa cải, mềm và có mùi chua. Đối với bé bú sữa công thức, số lần đi ngoài có thể ít hơn, khoảng 1-3 lần một ngày, phân sẽ có màu xanh hoặc vàng nâu, cứng và nặng mùi hơn.
Tiêu chảy sủi bọt là tình trạng bé đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, có bọt tăm. Ảnh minh họa.
Nếu bị tiêu chảy sủi bọt, con sẽ đi ngoài nhiều lần trong ngày, thường từ 3 lần trở nên. Phân của bé sẽ lỏng, trong phân có chất nhầy, sủi bọt li ti. Phân ban đầu lợn cợn, rồi chuyển dần sang nhiều nước có lẫn bọt.
Tình chạy tiêu chảy kéo dài có thể dẫn đến mất nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con vì vậy mẹ cần theo dõi và điều trị kịp thời.
2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt
Rối loạn tiêu hóa:
Rối loạn tiêu hóa là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tiêu chảy có bọt ở trẻ sơ sinh. Nếu mẹ không vệ sinh núm vú sạch sẽ hoặc tiệt trùng bình sữa đúng cách trước khi cho con bú, bé có thể bị nhiễm khuẩn đường ruột gây ra rối loạn tiêu hóa.
Đối với các bé đang sử dụng thuốc kháng sinh phổ rộng hoặc kháng sinh dài ngày cũng thể bị loạn khuẩn đường ruột gây ra rối loạn tiêu hóa.
Kích thích đường ruột:
Do hệ thống tiêu hóa của bé còn non yếu nên thiếu các loại enzyme phân giải đường cần thiết. Vì vậy bé sẽ không hấp thu được hết đường lactose trong sữa mẹ hoặc sữa công thức nên dẫn đến tình trạng đi ngoài phân lỏng và sủi bọt tăm.
Nóng trong người:
Khi bị nóng trong, bé sẽ mệt mỏi, ăn uống và tiêu hóa kém dẫn đến tình trạng đi ngoài sủi bọt.
3. Cách xử lý khi trẻ bị tiêu chảy sủi bọt
Mẹ cần ăn nhiều rau, củ, quả để cải thiện chất lượng sữa cho bé. Ảnh minh họa.
Đối với trẻ đang bú sữa mẹ, mẹ nên điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng bản thân hợp lý, ăn nhiều rau, củ, quả, sữa chua, nước dừa... để tăng lượng khoáng chất và vitamin cần thiết cho con. Đồng thời mẹ cần hạn chế các loại đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ không có lợi cho sức khỏe.
Đối với trẻ bú sữa công thức, con có thể bị đi ngoài sủi bọt 2 đến 3 ngày khi mới uống vì hệ thống tiêu hóa cần thời gian thích nghi. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài mẹ cần thay đổi nhãn hiệu sữa khác. Mẹ nên chọn các loại sữa không có lactose để bé dễ tiêu hóa.
Khi phát hiện trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt, điều quan trọng nhất là mẹ phải bù đủ nước cho con bằng cách cho con bú nhiều lần trong ngày. Sau mỗi lần đi ngoài cho bé uống 50-100ml oresol. Ngoài sữa mẹ và sữa công thức, mẹ có thể cho bé uống thêm dung dịch bù điện giải để đảm bảo bé không bị mất nước. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu muốn cho trẻ sơ sinh dùng nước.
Trong trường hợp sau mẹ cần đưa con đến bác sĩ khám:
- Tiêu chảy sủi bọt 2 ngày không khỏi.
- Trong phân có lẫn máu.
- Bé mệt mỏi, bỏ ăn uống.
- Bé bị sốt cao.
- Bé có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng.
>> Xem tiếp: NHỮNG MÓN CHÁO NGON NÊN CHO BÉ ĂN KHI BỊ TIÊU CHẢY
Chuyên mục Làm mẹ - Nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về chăm, nuôi và dạy con, các căn bệnh liên quan đến trẻ nhỏ. |