Chia sẻ của người mẹ trẻ là bài học cảnh tỉnh cho tất cả bậc phụ huynh từ bỏ thói quen xấu của mình.
Người mẹ (giấu tên) ở Trung Quốc cho biết cô con gái 3 tuổi được đưa tới bệnh viện trong tình trạng đau tai dữ dội. Sau khi kiểm tra, bác sĩ nói rằng bé bị viêm tai giữa, họ giúp bé rửa tai và kê thuốc cho về nhà uống.
Cô cho biết: “Hiện tại, tôi vô cùng hối hận vì khi thấy bệnh tình của con thuyên giảm nhiều nhưng vẫn chủ quan không đưa bé tái khám”.
Theo lời người mẹ, vài ngày trước khi đang ở cơ quan, cô nhận được điện thoại từ giáo viên chủ nhiệm của con thông báo bệnh đau tai của bé tái phát. Em kêu khóc rất nhiều và được đưa xuống phòng y tế.
Bé gái 3 tuổi bị méo mặt vì bệnh viêm tai giữa tái phát. (Ảnh minh họa)
“Biết tin, tôi lo lắng vội vàng xin nghỉ tới trường con bé. Đến nơi thấy con khóc thét, mặt đỏ tía tai mà lòng đau như cắt. Vốn định đưa con đến bệnh viện thì con lắc đầu bảo: “Mẹ ơi con không muốn đến bệnh viện đâu, con sợ bị rửa tai”, người mẹ nói.
"Con bé vốn sợ môi trường bệnh viện, nhưng rất may từ nhỏ không bị bệnh nặng bao giờ. Lần này cũng vậy, các bác sĩ kiểm tra và kê thuốc xong cho bé về điều trị tại nhà. Bà nội vì thương cháu nên đón con qua nhà vài hôm, chăm sóc đợi khỏi hẳn rồi tới lớp sau.
Gần đây công việc nhiều, lịch dày đặc khiến tôi bận tối mặt. Chồng và con thấy vậy cũng tự ăn tự chơi, không làm phiền mẹ. Vào một đêm, khi vào phòng của con tôi không khỏi giật mình vì bé hay ngủ sớm song hôm nay lại trằn trọc lạ thường.
Tôi vội vàng bật điện xem con bị làm sao thì thấy mặt bé tái xanh, ôm chầm lấy mẹ khóc nức nở, hỏi gì cũng không thấy trả lời. Lúc này, khi nhìn xuống tôi không tin vào mắt mình, mặt con đã biến dạng từ lúc nào, miệng méo xệch.
Sống trong môi trường đầy khói thuốc làm tăng khả năng em bé bị viêm tai giữa, hen suyễn, bệnh hô hấp...(Ảnh minh họa)
Trong lòng như có lửa đốt tôi vội vàng bế con xuống nhà bắt taxi đi viện. Sau khi kiểm tra kỹ càng, bác sĩ nói rằng con bị liệt mặt do bệnh viêm tai giữa. Quả thực tôi cũng không nghĩ viêm tai giữa lại có thể nguy hiểm đến vậy. Bác sĩ giải thích rằng: Vì trong lỗ tai có rất nhiều dây thần kinh, sau khi bị tổn thương, các dây thần kinh này có thể ảnh hưởng ra xung quanh. Tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến liệt nửa mặt. Bé được nhập viện ngay, cũng nhờ phát hiện kịp thời mà có thể điều trị tốt được.
Bên ngoài, chồng tôi cũng lo lắng không kém anh đi đi lại lại vô tình làm rơi bao thuốc lá. Bác sĩ nhìn bao thuốc rồi lập tức nắm lấy bàn tay chồng tôi hỏi: “Anh có phải là cha đứa bé không? Một ngày anh hút mấy bao thuốc lá, có hút khi ở gần con không?”.
Chồng tôi trả lời: “Một ngày tôi hút khoảng 3 bao, ở nhà cũng thường xuyên hút”. Bác sĩ lắc đầu nói: “Sao anh có thể hút thuốc trước mặt con nhỏ, lại hút nhiều như vậy. Anh biết thuốc lá rất có hại cho trẻ nhỏ không? Chẳng trách bệnh viêm tai giữa của đứa trẻ tái phát nhiều lần”.
Chồng tôi nghe xong mặt bất thần hối hận, chỉ vì thói xấu của anh mà con bị bệnh như thế. Anh nắm tay con và bảo: “Con à, bố rất xin lỗi. Bây giờ con chỉ việc cười thôi bố sẽ cai thuốc ngay”. Đây có lẽ sẽ là bài học đắt giá cho anh từ bỏ những thói quen xấu của mình", người mẹ đau đớn kể lại toàn bộ sự việc.
Thuốc lá có hại như nào tới sức khỏe của trẻ nhỏ?
Ảnh hưởng tới sự phát triển của bé
Việc hít phải khói thuốc thường xuyên khiến việc việc lưu thông máu bị suy yếu, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Người mẹ trong giai đoạn mang thai mà hút thuốc lá sẽ làm tăng xác suất bé chậm phát triển, sinh non… Khi bé lớn lên, chiều cao và trọng lượng không thể bắt kịp với tỷ lệ trung bình.
Nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp dưới ở trẻ
Việc bé bị viêm phế quản, viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi tỷ lệ thuận với mức độ tiếp xúc với khói thuốc từ thói quen hút thuốc của người cha.
Thói quen hút thuốc của người cha gây bất lợi cho sức khỏe của trẻ.
Hen suyễn
Mặc dù hút thuốc không phải là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh hen suyễn nhưng khói thuốc có nguy cơ cấu thành bệnh cao. Bởi các hợp chất trong thuốc lá khi được đốt cháy sẽ kích thích sự nhạy cảm của niêm mạc đường hô hấp, làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.
Biếng ăn
Việc bé “hút thuốc” một cách thụ động tác động tiêu cực đến sự tiêu hóa của trẻ. Nếu hít phải khói thuốc trong thời gian dài, bé mất cảm giác thèm và trở nên biếng ăn.
Bệnh viêm tai giữa
Sống trong môi trường đầy khói thuốc làm tăng khả năng em bé bị viêm tai giữa cấp tính hoặc mãn tính.
Ảnh hưởng tới tư duy
Chất nicotin trong thuốc lá sẽ gây hại cho khả năng tư duy, khả năng tìm tòi và suy luận của trẻ nhỏ. Bé phản xạ kém, lười suy nghĩ và vận động hơn bình thường.