Leo lên cây ớt để hái ớt, mô tả chú gà trống như gà cúng ngày Tết…, những bài văn của trẻ nhỏ được minh họa đầy hài hước khiến dân mạng “dậy sóng”. Không ít mẹ “gật gù”: Trẻ thị thành quá ít điều kiện tiếp xúc với thiên nhiên nên không có gì lạ nếu văn tả thiên nhiên của các bé ngày càng “bá đạo”.
Những bài văn khiến mẹ… “cạn lời”
Không thể nén cười trước bức tranh minh họa cho bài văn tả cây chuối, chị Thu Hà (Q.3) thừa nhận: “Bức tranh làm mình nhớ ngay đến bài văn còn “bá đạo” hơn của nhóc 8 tuổi nhà mình. Lần đấy cô cho tả cây chuối. Cu cậu tả cây chuối giống như cây phượng trong sách văn mẫu đã đành, lại còn miêu tả những quả chuối ‘mọc từng chùm trĩu cành’. Nhưng cũng nhờ bài văn của con mà mình nhớ ra điều quan trọng hơn: Con… có thấy cây chuối thật bao giờ đâu mà biết tả!”.
Không ít các bà mẹ cũng nhân dịp này khoe những “chiến tích” của con mình, tựu trung đều “khẳng định” việc con quá ít tiếp xúc với thiên nhiên - nguyên nhân chính tạo ra những con gà “da vàng”, những quả chuối “mọc thành chùm” như thế.
Một số mẹ cũng được dịp “trút tâm sự”, khi than lịch học trên trường và học thêm quá dày đặc, đến mẹ đưa đón bé thôi còn không thở nổi thì thời gian đâu cho con chơi đùa, tiếp xúc với thiên nhiên. Đặc biệt, nổi cộm lên một nguyên nhân sâu xa khác mà có lẽ phải đến 90% mẹ thị thành gặp phải: Đó là bé tiếp xúc với các thiết bị công nghệ như điện thoại, máy tính bảng quá nhiều, như lời một bà mẹ băn khoăn: “Con mình cứ hở ra là chộp lấy điện thoại. Mấy cái game trong ấy cuốn hết thời gian rảnh ít ỏi của thằng bé. Muốn “lôi” được con ra khỏi bốn bức tường rồi chơi đùa, tiếp xúc với thiên nhiên thấy vậy chứ cũng ‘trần ai’ lắm!”.
Thiên nhiên – “Trường học” sáng tạo tuyệt vời của bé
Lý giải về nguyên nhân dẫn đến những bài văn “bá đạo”, Thạc sĩ Tâm lý Tô Nhi A (Giảng viên trường Cao đẳng Sư Phạm Trung ương TP.HCM) chia sẻ cùng các bà mẹ: “Có một thực trạng không thể phủ nhận là trẻ em thị thành hiện nay quá ít tiếp xúc với thiên nhiên. Trong khi đó, chính khi trải nghiệm và quan sát thiên nhiên ở quanh mình, trí sáng tạo trong bé mới được kích hoạt.
Nghiên cứu do giáo sư tâm lý học Ruth Ann Atchley (trường đại học Kansas) thực hiện vào năm 2012 đã chứng minh: Các nhóm người được nghiên cứu đều đạt điểm sáng tạo cao hơn 50% so với lúc đầu sau 4 ngày vui chơi và khám phá trong rừng. Việc rời xa các thiết bị công nghệ và hòa mình vào thiên nhiên giúp trẻ em phát huy được tối đa tính sáng tạo của mình, qua những hình ảnh sinh động, phong phú mà trẻ em quan sát được”.
Chuyên gia tâm lý rất gần gũi với các bà mẹ có con nhỏ cũng cho biết thêm: “Nhiều mẹ nghĩ sáng tạo không phải là ưu tiên hàng đầu, không phải chuyện quan trọng. Thật ra, khả năng sáng tạo sẽ giúp ích trẻ rất nhiều cả trong học tập lẫn trong cuộc sống. Khi trẻ có khả năng sáng tạo, trẻ sẽ linh hoạt trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ học tập nói riêng và các vấn đề khác trong cuộc sống nói chung. Trẻ sẽ luôn có góc nhìn mới mẻ của riêng mình dựa trên những gì đã quan sát và trải nghiệm, không phụ thuộc vào người lớn hay sách văn mẫu. Tất cả những điều này đều rất cần cho trẻ về sau”.
Và không ở đâu, trí tưởng tượng, óc sáng tạo của trẻ lại được rèn giũa và kích hoạt như khi trẻ ở ngoài thiên nhiên.
Đưa bé về với thiên nhiên như thế nào? Mùa hè luôn là dịp để mẹ có thể giúp bé đến gần hơn với thiên nhiên. Mẹ có thể cho bé về quê, đi Thảo cầm viên, ra các công viên, hoặc tìm đến những sân chơi thiên nhiên trong thành phố. Mách nhỏ cùng mẹ, vào dịp cuối tuần này (ngày 10-11.6.2017), mẹ có thể đưa bé đến với sự kiện “Bé vui khám phá Cung đường Thiên nhiên” do nhãn hàng Sunlight tổ chức tại trung tâm thương mại Vivo City (Q.7, TP.HCM). Đây sẽ là một sân chơi hữu ích, nơi bé được tham gia những hoạt động khám phá thiên nhiên đầy vui nhộn, đồng thời công nghệ “Đại dương thực tế ảo” lần đầu tiên tại Việt Nam sẽ giúp bé phát huy tối đa khả năng sáng tạo. Mẹ có thể tìm hiểu thêm thông tin tại trang Facebook chính thức của Sunlight: www.facebook.com/SunlightVN |