Theo các nhà nghiên cứu dinh dưỡng, bệnh béo phì là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ.
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu sống của mọi người ngày một tăng cao. Chính vì vậy, bố mẹ luôn muốn tạo điều kiện tốt nhất cho con. Mọi người thường nhầm tưởng rằng, trẻ con bụ bẫm, thừa cân mới là tốt nên mua cho con nhiều đồ ăn ngon, bổ dưỡng, đáp ứng nhu cầu ăn uống của con mọi lúc mọi nơi. Thế nhưng, họ không biết rằng chính hành động đó của mình đang dần lấy đi trí thông minh của con.
Đại não “kém phát triển” vì ăn quá nhiều đồ bổ dưỡng
Theo khoa học chứng minh, trí thông minh của trẻ có liên quan mật thiết tới đại não. Nếu đại não càng nhiều nếp nhăn thì càng thông minh. Trong khi đó, việc bổ sung cho trẻ quá nhiều chất dinh dưỡng sẽ khiến mỡ tích tụ trong cơ thể, đến một mức độ nhất định sẽ gây ra tình trạng não ít nếp nhăn, làm giảm sự phát triển của dây thần kinh trên đại não. Dần dần, theo tỉ lệ tăng của cân nặng, bé không chỉ chậm chạp trong vận động mà ngay cả hoạt động trí tuệ cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Bên cạnh đó, ăn nhiều dẫn tới chứng táo bón, gây tổn thương đến tế bào thần kinh. Nguyên nhân gây ra bệnh này là do có nhiều chất không tiêu tích lũy ở đường tiêu hóa. Những chất này được ruột hấp thu sau đó tiến vào tuần hoàn máu, không ngừng kích thích tới đại não, khiến các tế bão thần kinh ở đại não bị nhiễm độc, ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ quan này.
Ăn quá nhiều khiến trẻ mắc chứng hay quên khi dù chưa đến tuổi già
Theo phân tích của các chuyên gia dinh dưỡng, việc tích luỹ quá nhiều chất bổ dưỡng mà trẻ không thể hấp thụ hết sẽ dẫn đến hiện tượng xơ cứng động mạch, gây ra tình trạng não già nhanh hơn người bình thường.
Ngoài ra, ăn nhiều sẽ khống chế sự vận động thông thường của đại não. Phương thức hoạt động của đại não là sự tác động lẫn nhau giữa “hưng phấn” và “khống chế”. Có thể nói khi một trung khu nào đó của não bộ “hưng phấn” thì một trung khu khác sẽ ở tình trạng “khống chế”. Chính vì vậy khi trung khu thần kinh phụ trách vấn đề tiêu hóa ở trạng thái “hưng phấn” trong thời gian dài thì trung khu phụ trách về trí lực trong não sẽ ở trạng thái “khống chế”. Lâu dần không những trẻ mắc chứng hay quên mà còn ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ.
Chính vì vậy, đôi khi ăn nhiều lại là nhân tố khiến trẻ mất dần trí thông minh mà chúng ta không lường tới. Để con được thông minh nhanh nhẹn, chúng ta nên chú ý tới điều này nhé.