Lấy chồng xa nhà nghìn cây số, con gái thổn thức: "Tết này, con chẳng về nhà được mẹ ơi!"

Ngày 02/02/2019 12:51 PM (GMT+7)

Thời gian càng lùi về những ngày giáp Tết, Phượng nhớ mẹ nên gọi điện về nhà thường xuyên hơn. Nghe mẹ hỏi Tết ở xứ Bắc và căn dặn con gái ăn tết ở nhà chồng, Phượng thương bố mẹ bỗng trào nước mắt.

“Chỉ còn một ngày nữa là giao thừa, con tất bật bếp núc nhưng lại chẳng có cảm giác giống nơi mà 23 năm trước con với mẹ vẫn thường nấu nướng mỗi chiều 29 tháng Chạp. Cũng chỉ những công việc: gói bánh chứng, dọn nhà cửa, lau đồ đạc bàn ghế… Nhưng con chẳng được hò reo, trêu đùa với mẹ, các chị và đứa em con như xưa, con còn chẳng dám kêu mệt nhọc mỗi khi làm việc hơi quá. Mọi thứ tưởng thân thuộc mà xa lạ quá mẹ ạ!

Ước gì khoảnh khắc sắp đón năm mới con được ở bên mẹ. Năm đầu tiên làm dâu mới, con nhớ thương mẹ thật nhiều. Tết này, con chẳng về nhà mình được mẹ ơi!” – chị Hà Phượng (Nhà báo đang công tác tại báo Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh – Văn phòng Hà Nội) tâm sự.

Lấy chồng xa nhà nghìn cây số, con gái thổn thức: amp;#34;Tết này, con chẳng về nhà được mẹ ơi!amp;#34; - 1

Bỏ góc cũ mai vàng theo chồng về làm dâu xứ đào và quất

Khi ngoài đường phố điểm màu bằng những cánh đào, sắc quất cũng là lúc ở mọi ngóc ngách mỗi người hối hả thu xếp công việc để chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy, ấm áp. Người đi xa học tập và lập nghiệp cũng đã sớm mua vé để kịp về quê, đoàn tụ với gia đình trong những ngày cuối năm đầy ý nghĩa.

Với các nàng dâu mới, họ lại chẳng có chiếc vé nào dành để trở về ăn Tết cùng bố mẹ đẻ. Tết vẫn là hương vị của mùa xuân, của bánh chưng, khoanh giò và sự đoàn viên, thế nhưng với những phận dâu mới họ chẳng thể về bên nhà ngoại như mong muốn chính đáng của mình. Và có lẽ, năm đầu tiên ăn Tết ở nhà chồng, bất luận nàng dâu nào cũng có những giây phút tủi thân đến nghẹn ngào như vậy.

Lấy chồng xa nhà nghìn cây số, con gái thổn thức: amp;#34;Tết này, con chẳng về nhà được mẹ ơi!amp;#34; - 2

Giữa năm 2018, chị Phượng quyết định bỏ góc cũ mai vàng nơi có căn nhà nhỏ xinh để theo chồng về làm dâu đất Bắc (Ảnh: Như Loan)

Năm đầu tiên đi lấy chồng và cũng là cái Tết đầu tiên không được về nhà bố mẹ đẻ đón giao thừa. Sau khi dọn dẹp sửa sang nhà cửa phụ mẹ chồng rửa lá gói bánh chưng, Phượng trở về phòng mà mặt bần thần hướng về phương Nam.

Là dâu mới, Phượng phải ở nhà chồng đón giao thừa lại đang mang bầu sang tháng thứ 4 nên mấy ngày Tết chị chỉ quanh quẩn đi ra đi vào bên nhà chồng. Theo dự tính, phải đến ngoài rằm tháng giêng vợ chồng chị Phượng mới thu xếp về nhà ngoại được.

Nếu như tầm giờ này năm ngoái, Phượng đã xuống sân ga và về bên mẹ với nồi bánh tét ấm áp, với cành mai vàng thắm đượm xứ Nam, tất cả các thành viên quây quần bên bếp lửa cay nồng khóe mắt. Thì giờ phút này đây, ở phía Bắc xa xôi, nơi tràn ngập trong sắc đào đỏ thắm, nơi vẫn có bố có mẹ có đàn em thơ, vẫn có nồi bánh chưng bập bùng theo ngọn lửa… Nhưng tất cả là ở xứ người, ở quê hương nhà chồng, chắc chắn ở một góc riêng nào đó, chị có những tâm sự khó có thể nói ra thành lời.

Lấy chồng xa nhà nghìn cây số, con gái thổn thức: amp;#34;Tết này, con chẳng về nhà được mẹ ơi!amp;#34; - 3

Quyết định mặc váy cưới cũng là lúc chị sẵn sàng buông bỏ Thành phố Hồ Chí Minh với bao dự định còn dang dở cùng đám bạn thân để theo chồng ra Hà Nội đắp xây tổ ấm (Ảnh: Như Loan)

Năm vừa qua là năm Phượng chính thức chuyển công tác và lập gia đình. Mậu Tuất trôi qua là một năm dù không dài nhưng với chị là một quãng ngày rất nhiều thử thách. Từ căn nhà trọ chật chội, hai vợ chồng đã phấn đấu dành dụm, cố gắng vay mượn đủ đường để mua được một căn nhà, tuy bé nhưng cũng chứa chan hạnh phúc.

Là năm mà chị không ít lần gạt nước mắt sang một bên vì cảm thấy lạc lõng giữa dòng người xa lạ, bỗng nhớ về những người thân yêu nơi phương Nam thân thuộc. Chị sẵn sàng buông bỏ chốn cũ tại Thành phố Hồ Chí Minh với bao dự định còn dang dở để theo chồng ra Hà Nội đắp xây tổ ấm.

Năm đầu tiên chị đi lấy chồng cũng là năm mà giao thừa mẹ ngóng con ngoài cửa. Chị biết dù ở đâu cũng là nhà nhưng sâu thẳm trong một góc thật kín chị nhớ cái Tết với mẹ thật tha thiết.

Lấy chồng xa nhà nghìn cây số, con gái thổn thức: amp;#34;Tết này, con chẳng về nhà được mẹ ơi!amp;#34; - 4

Năm đầu tiên đón hơi lạnh của miền Bắc và được đắm chìm trong sắc đào nhưng lòng chị vẫn không nguôi nhớ về ba má nơi quê nhà (Ảnh: Như Loan)

Mặc dù còn vài chục giờ đồng hồ nữa mới đến thời khắc giao thừa nhưng đâu đó đã có tiếng pháo nổ, cùng với những tiếng cười giòn giã của lũ trẻ thơ được khoác lên mình bộ quần áo mới. Còn ở trong này có một người con gái làm dâu xa xứ gặng cười đón xuân nhưng những giọt nước mắt lặng lẽ chảy ngược.

Ngày Phượng lấy chồng chị tự dặn lòng sống sao cho hạnh phúc để không phụ công lao của mẹ. Ngày chưa mang bầu, chị hứa sẽ về thăm quê nhiều hơn, dành thời gian chăm sóc người thân và tự nhủ giao thừa chị nhất định quay về nơi chôn rau cắt rốn sum vầy cùng gia đình. Thế nhưng, cuộc sống xô bồ và bận rộn, con người ta mải miết đi tìm cuộc sống riêng khiến những chuyến trở về quê nhà thưa hơn, những cuộc gọi điện thủ thỉ với mẹ ngắn hơn và đón giao thừa bên mẹ là điều khó thực hiện.

"Tết này, con chẳng về nhà mình được mẹ ơi!"

Sáng 29 Tết, Phượng ngồi bệt trước thềm nhà với hàng loạt băn khoăn không câu trả lời: Không biết sẽ còn bao nhiêu cái Tết nữa phải xa mẹ và rồi mẹ mỗi năm thêm một tuổi, liệu còn có bao nhiêu mùa giao thừa nữa mẹ còn có thể chờ mình trở về?

Giao thừa Kỷ Hợi này, chị không được về bên vòng tay của mẹ. Chắc hẳn ở nơi ấy, người mẹ ấy cũng chẳng còn trông mong đến nữa, giao thừa vắng con gái, mẹ sẽ rất buồn!

Lấy chồng xa nhà nghìn cây số, con gái thổn thức: amp;#34;Tết này, con chẳng về nhà được mẹ ơi!amp;#34; - 5

Bác Truyền (mẹ của chị Phượng) gạt nước mắt khi nghe thủ thỉ của con gái "Tết này, con chẳng về nhà mình được mẹ ơi!" (Ảnh: Như Loan)

Sau tất cả cũng chỉ là mong ước với lời nhắn trong vô vọng: "Tết này, con chẳng về nhà mình được mẹ ơi!". Dù không được bên mẹ nhưng tấm lòng vẫn chưa khi nào nguôi nỗi nhớ và hướng về quê nhà. Ở phương Bắc xa xăm, Phượng chỉ biết hứa sống thật hạnh phúc để dù giao thừa vắng con gái nhưng mẹ không quá buồn.

Phượng chia sẻ: “Từ ngày lấy chồng, mình xác định Tết này không được về nhà ngoại. Dù trước Tết vợ chồng mình đã về thăm nhà ngoại một vài hôm, dù có gửi quà cho bố mẹ đẻ nhưng sao thời điểm thiêng liêng sắp chuyển giao năm cũ với năm mới này, lòng mình lúc nào cũng buồn khi nghĩ về mẹ ở quê. Nhiều lúc đang ngồi cũng có thể bật khóc ngon lành được”.

Lấy chồng xa nhà nghìn cây số, con gái thổn thức: amp;#34;Tết này, con chẳng về nhà được mẹ ơi!amp;#34; - 6

Nơi quê nhà thuộc tỉnh Đắc Lắc, người mẹ ngóng con gái ấy giờ đây đang tấp nập với công việc gói bánh chuẩn bị cho một mùa xuân mới (Ảnh: Như Loan)

Lấy chồng xa thiệt thòi là vậy nhưng bù lại chị có một người chồng hết mực yêu thương và tâm lý. Mỗi khi thấy vợ buồn vì không thể đón Tết bên cha mẹ đẻ, anh Phan Tuyến (chồng chị Phượng) lại an ủi, trấn tĩnh và vỗ về nhiều hơn. Thế nhưng, phận gái vượt gần một ngàn cây số làm dâu xứ người vẫn chưa khi nào nguôi nỗi nhớ thương về xứ mẹ. Kim đồng hồ rồi cũng sẽ điểm, lời thủ thỉ "Tết này, con chẳng về nhà mình được mẹ ơi!" cũng đã kịp trao đi.

Một mùa xuân mới lại đến, với những phận con gái làm dâu nhà người, ở nơi xa chỉ biết chúc cho người thân một năm mới thật nhiều sức khỏe, luôn sống vui vẻ, thanh thản, bớt lo toan, ít muộn phiền… Để những mùa giao thừa tiếp theo mẹ còn có thể chờ con trở về đoàn viên.

Cố đẻ con trai chiều chồng, mẹ Ninh Bình trắng tay một mình nuôi 4 con nheo nhóc
Mặc dù chồng 5 lần 7 lượt bỏ rơi 5 mẹ con nhưng chị Liên quyết không ly hôn vì không muốn chứng kiến cảnh "con anh con tôi".
Như Loan
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Cả nhà đón Tết