Lý do bất ngờ việc trẻ đang chơi vui bỗng khóc lóc, bướng bỉnh khi nhìn thấy mẹ

Ngày 04/04/2017 14:57 PM (GMT+7)

Trẻ nhỏ cư xử tệ, nhõng nhẽo, bướng bỉnh, khóc lóc 800% khi thấy sự xuất hiện của mẹ là một dấu hiệu cho thấy bạn là một người mẹ tốt.

Con bỗng nhõng nhẽo, ương bướng gấp 800% lần khi nhìn thấy mẹ

Là một người mẹ, chắc chắn ít nhất một lần bạn gặp phải tình trạng con đang chơi vui vẻ bên bạn bè, người thân nhưng lại trở nên nhõng nhẽo, bướng bỉnh và không nghe lời khi nhìn thấy mẹ. Thậm chí, bé chỉ không nghe lời mẹ, còn mọi lời nói của người ngoài, thầy cô, bạn bè, bé đều thực hiện một cách ngoan ngoãn.

Một nghiên cứu từ Khoa Tâm lý học Đại học Washington cho thấy trẻ em trở nên ương bướng, khóc lóc, la hét, thậm chí đánh mẹ, không chịu tự làm mọi việc, không nói… hơn 800% khi có sự xuất hiện của mẹ. Thậm chí, ở trẻ dưới 10 tuổi, tỷ lệ này tăng gấp đôi, lên tới 1.600%.

Lý do bất ngờ việc trẻ đang chơi vui bỗng khóc lóc, bướng bỉnh khi nhìn thấy mẹ - 1

Trẻ cư xử tệ gấp 800% khi nhận thấy sự xuất hiện của mẹ. Ảnh minh họa

Giáo sư Tâm lý về Hôn nhân và Gia đình, Tiến sĩ K.P Leibowitz cho biết: "Theo nghiên cứu của chúng tôi những đứa trẻ 8 tháng tuổi có thể chơi một mình hoặc với những người khác rất vui vẻ nhưng khi nhìn thấy mẹ thì có 99,9% trường hợp các bé bắt đầu khóc, gào thét và tạo sự chú ý với mẹ của chúng. 0,1% số trẻ còn lại là trẻ khiếm thị, nhưng một khi nghe thấy tiếng mẹ, các bé bắt đầu ném đồ đạc xung quanh và đòi ăn (mặc dù đã ăn). Thật hài hước phải không?".

Paul Olsen, cha của 3 đứa trẻ được tham gia nghiên cứu đã rất bất ngờ trước kết quả và cho biết: "Trước đây, tôi đã luôn luôn tự hỏi tại sao cứ mỗi khi cô ấy (vợ Paul Olsen) xuất hiện là lũ trẻ khóc và cô ấy không thể làm gì được”.

Nghiên cứu cũng cho thấy, khi trẻ bắt đầu nhõng nhẽo, với cùng một hình phạt, âm lượng giọng nói tương đương, 100% đứa trẻ sẽ nghe lời người khác hơn là nghe lời mẹ của chúng.

Lý do khiến mẹ thật bất ngờ…

Bởi vòng tay mẹ là nơi an toàn nhất của con. Bất kì khi nào con gặp vấn đề, mẹ đều ở bên và giải quyết hộ con, nếu không phải là mẹ cũng sẽ không có ai khác có thể giúp con được việc này.

Hay nói cách khác mẹ chính là một “cái thùng rác” để con tự tin trút bỏ hết mọi cảm xúc khó chịu của bản thân và không lo bị phản ứng mãnh liệt trở lại.

Lý do bất ngờ việc trẻ đang chơi vui bỗng khóc lóc, bướng bỉnh khi nhìn thấy mẹ - 2

Vòng tay mẹ là nơi an toàn nhất cho con. Ảnh minh họa

Hãy thử cảm nhận khi trẻ nhỏ phải chơi với bạn bè hoặc người khác cả một ngày dài và khi nhìn thấy mẹ đó là lúc bé biết mọi cảm xúc khó chịu dồn nén có thể được xóa bỏ. Chúng có thể giải tỏa những cảm giác khó chịu bằng việc khóc lóc, rên rỉ, mẹ sẽ yêu chiều, xoa dịu cảm giác đó.

Thậm chí, đối với những bé không thích học ở trường, mẹ xuất hiện là lúc bé biết rằng sẽ được cùng mẹ tận hưởng cảm giác trở về nhà, nơi bình yên nhất và bé có thể tự do làm việc mình thích. Mẹ là người tạo ra một không gian và cảm giác an toàn mặc dù bé làm nhiều hành động kì cục.

Nếu bạn thắc mắc mỗi lần từ ngoài trở về nhà, bé nhà bạn đang chơi vui cùng ông bà, anh chị em nhưng bắt đầu khóc lóc, gào thét và bám riết lấy mẹ ngay từ đầu cổng, cửa nhà. Đó là một biểu hiện của đứa trẻ đang cần được nhận tình yêu thương từ mẹ.

Vì vậy, tất cả những biểu hiện mà trước đây bạn coi là bất thường, đều là những dấu hiệu tốt, nghĩa là bạn đang là một bà mẹ nuôi con rất tốt.

Ứng xử trước thái độ nhõng nhẽo, bướng bỉnh của con

Bình tĩnh, lắng nghe, không quát tháo: Việc mắng mỏ lại con khi bé đang nhõng nhẽo hoặc gào thét chỉ làm phản tác dụng, khiến bé càng gào thét lớn hơn. Thay vào đó, hãy bình tĩnh lắng nghe mọi tâm sự của con, mọi cảm xúc con đã dồn nén và mong muốn bày tỏ với mẹ. Sau đó hãy hỏi con những câu hỏi xoay quanh chủ đề con đưa ra hoặc hỏi rộng thêm để biết được mấu chốt vấn đề con đang gặp phải.

Lý do bất ngờ việc trẻ đang chơi vui bỗng khóc lóc, bướng bỉnh khi nhìn thấy mẹ - 3

Hãy lắng nghe những điều con nói và nhẹ nhàng phân tích thay vì quát mắng lại. Ảnh minh họa

Phớt lờ những đòi hỏi không chính đáng: “Được voi đòi tiên” là những gì sẽ xảy ra trong tình huống tiếp theo nếu như mẹ đáp ứng mọi đòi hỏi của con. Bé sẽ nghĩ mẹ thật dễ tính và có thể làm bất kì yêu cầu gì mà con mong muốn. Vì thế, hãy phớt lờ trước những đòi hỏi vô lý của con để bé thấy được không phải mọi mong muốn đều dễ dàng có được.

Đừng bắt ép trẻ làm điều gì đó: Mọi việc bắt ép đều không thu lại được kết quả như mong muốn. Đặc biệt là đối với trẻ, muốn trẻ làm một điều gì đó cần có những phương pháp riêng vừa giáo dục vừa rèn luyện. Ví dụ, khi muốn con ngừng chơi để đi ngủ hoặc ăn cơm. Thay vì quát tháo bắt con dừng lại, hãy cùng tham gia với con ít phút trước khi đưa ra yêu cầu, như thế, bé sẽ cảm thấy được tôn trọng và lời mẹ nói có hiệu quả.

* Bài viết tham khảo thông tin từ mom news daily, creative and healthy fun food

Vũ Nga
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề 1-3 tuổi